Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 25/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Phân bổ, sử dụng hợp lý, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất; vấn đề giảm thiểu ngập lụt đô thị, định giá đầy đủ giá trị của tài nguyên nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày Tờ trình
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày Tờ trình

Bộ trưởng cũng nêu rõ, một số điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chưa có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.

Bên cạnh đó, việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở một số nơi còn chưa nghiêm, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm chưa được thực hiện tốt; các cơ chế tài chính, chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát chưa hiệu quả; các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới còn chưa đồng bộ; sự phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành; một số nội dung của pháp luật có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ với Luật Tài nguyên nước…

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Môi trường nêu rõ, dự án Luật được xây dựng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Dự án luật hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước; giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân. Chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các chính sách về: giá nước, thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đẩy mạnh xã hội hoá.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Xây dựng hành lang pháp lý để quản lý tài nguyên nước bằng công nghệ số

Theo Bộ trưởng, dự án luật được xây dựng trên quan điểm thể chế hóa quan điểm tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch dân cư, quy hoạch các ngành, lĩnh vực có khai thác sử dụng nước, hoạch định chiến lược phát triển đất nước.

Các quy định của Luật phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các pháp luật chuyên ngành liên quan và phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Kế thừa các quy định của Luật 2012 đang phát huy hiệu quả; bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp.

Việc xây dựng luật cần đảm bảo thiết lập hệ thống hành lang pháp lý cho quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các quy định liên quan đến quản lý nguồn nước, khai thác, sử dụng, cấp nước trong Luật Tài nguyên nước; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng xã hội hóa ngành nước. Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; tách bạch quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước.

Cùng với đó, dự án luật cần giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; luật hóa các quy định đã được thực tiễn khẳng định phù hợp. Phát triển kinh tế nước, coi sản phẩm nước là hàng hóa thiết yếu; bảo đảm công bằng trong tiếp cận nguồn nước. Tiếp cận theo xu thế của quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam; sửa đổi Luật theo hướng quy định tích hợp các nội dung liên quan đến tài nguyên nước; đồng thời, giao trách nhiệm cho các bộ, ngành quản lý theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định tại các luật có liên quan đến tài nguyên nước như: thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông thủy,...

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, về phạm vi điều chỉnh, luật này quy định về quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh được giữ nguyên như Luật 2012. Về đối tượng áp dụng, Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước
Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
Xem xét kỹ lưỡng việc thống nhất giữa quy hoạch cấp tỉnh với quy hoạch về nguồn nước Xem xét kỹ lưỡng việc thống nhất giữa quy hoạch cấp tỉnh với quy hoạch về nguồn nước
Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

100% kết quả thủ tục hành chính một cửa được cấp bản điện tử; Điều kiện cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng với cán bộ, công chức; Không được sử dụng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp;…. là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023.
Nhận diện thẳng thắn bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Nhận diện thẳng thắn bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Ngày 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN). Các đại biểu đã phân tích, làm rõ tình hình KT-XH của đất nước thời gian qua, ghi nhận những kết quả đạt được đồng thời chỉ rõ những yếu tố bất lợi tác động đến chỉ tiêu phát triển. Các đại biểu cũng nhấn mạnh cần chú trọng tới công tác đánh giá, phân tích, dự báo.
Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 31/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Dự thính phiên họp có 105 đại biểu là thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân của 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thông cáo báo chí số 08 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 08 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ ba, ngày 30/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 8 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử

Không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), UBTVQH đã chỉ đạo rà soát cẩn trọng, toàn diện để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử.
Thông cáo báo chí số 07 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 07 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 29/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát

Ngày 27/5, thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua có nhiều đổi mới. Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, trong đó việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội

Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội

Cho ý kiến về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội thực tế còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu đề ra. Do đó, cần định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội.
Thông cáo báo chí số 06 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 06 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, ngày 27/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 6 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Liên quan đến nhanh chóng giải quyết kiến nghị của cử tri về chế độ bảo hiểm y tế, tại kỳ họp thứ 5, nhiều đại biểu cho rằng, Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh...
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức xã hội

Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức xã hội

Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5 là có quy định cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội bảo vệ người tiêu dùng và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thông cáo báo chí số 05 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 05 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 26/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Cần bổ sung các cách thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Cần bổ sung các cách thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng 26/5 là quy định về người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Các ý kiến đề nghị cần sửa đổi quy định này nhằm giúp nhận diện rõ hơn, sát hơn nhóm này, bổ sung các cách thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, đồng thời cần xác định mang tính bao quát một số nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Đề xuất bỏ quy định giá trị giao dịch để giải quyết vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đề xuất bỏ quy định giá trị giao dịch để giải quyết vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát biểu thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng 26/5, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất bỏ quy định về giá trị giao dịch trong điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bảo đảm cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

Bảo đảm cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

Sáng 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, dự thảo Luật tiếp thu nhiều ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, bảo đảm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng.
Làm rõ giá trị kinh tế của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Làm rõ giá trị kinh tế của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất với việc bổ sung quy định liên quan đến cơ chế tài chính nhằm làm rõ giá trị kinh tế của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo theo nguyên tắc kinh tế thị trường.
“Địa chỉ đỏ” lưu giữ những kỷ vật thiêng liêng về Bác

“Địa chỉ đỏ” lưu giữ những kỷ vật thiêng liêng về Bác

Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là “địa chỉ đỏ” có sức sống trường tồn trong tâm hồn người dân xứ Thanh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Thông cáo báo chí số 4 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 4 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ năm, ngày 25/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Thông cáo báo chí số 03 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 03 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 24/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Đề nghị chính phủ đánh giá kỹ hơn tác động của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%

Đề nghị chính phủ đánh giá kỹ hơn tác động của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 24/5, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022.
Chính phủ đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Chính phủ đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Chiều 24/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022.
Bảo đảm tính khả thi, minh bạch trong quản lý nhà nước về giá

Bảo đảm tính khả thi, minh bạch trong quản lý nhà nước về giá

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 23/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giá (sửa đổi).
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Xiaomi ra mắt Redmi Buds 4 Active với driver 12mm và chống nước IPX4

Trồng cây mọng nước chịu hạn tốt, tháng nào cũng cho thu hoạch, nhà nông lãi nửa tỷ/năm

Giá vàng hôm nay (5/6): Vàng trở lại mức 2.000 USD/ounce nhưng khó bứt phá

Điểm sáng sầu riêng Tây Nguyên đổi mới tư duy từ vườn cho tới chợ

Giá nông sản hôm nay 05/6: Cà phê lao dốc hồ tiêu cũng giảm chạm đáy 72.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 05/6: Lặng sóng chấm dứt đà giảm, cơ hội nào để giá heo khởi sắc thời gian tới?

Ung dung khi mùa vải rộ, tuyệt chiêu của nông dân Lục Ngạn "đưa chợ về vườn"

Nuôi loài côn trùng không sợ nắng nóng, người ăn quý như đặc sản bán cho chim cảnh càng được giá

"Vỡ trận" ở thủ phủ nuôi gà, người nuôi để mặc gà chết đói vì bán không đủ tiền mua thức ăn

Những kình ngư siêu hiếm siêu đắt chỉ có ở Nghệ An nhà hàng mua được quý như "vàng"

Herbalife Việt Nam được vinh danh “Top Công Nghiệp 4.0 Việt Nam” với Ứng dụng My VNClub

Diễn biến giá vàng 5/6: Nhận nhiều kỳ vọng, liệu có bứt phá?

Nuôi loài cá tên nghe xấu xí nhưng được ví "mỹ ngư", kéo lồng lên có con nặng 6kg

Giá nông sản hôm nay 06/6: Cà phê bật tăng đồng loạt sát ngưỡng 62, hồ tiêu lặng sóng

Giá heo hơi hôm nay 06/6: Dồn dập giảm, giá heo bất ngờ tăng trở lại mức cao nhất 60.000 đồng/kg

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động