Cả Thái Lan và Malaysia cũng "đứng ngồi không yên" trước tham vọng trồng sầu riêng của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Không quá lời khi nói rằng "mọi ngả đường của sầu riêng đều hướng về Trung Quốc". Tuy nhiên, thị trường tỷ dân này không còn là chiếc bánh màu mỡ nữa khi tham vọng trồng sầu riêng của Trung Quốc đã thành hiện thực. Không chỉ Việt Nam, các cường quốc sầu riêng như Thái Lan, Malaysia cũng đối măt với những thách thức.
Sầu riêng giảm xuống đáy do Trung Quốc có thêm nguồn cung, xuất khẩu đối mặt thách thức mới Sầu riêng lao dốc khó giữ mốc 50.000 đồng/kg, Cục Trồng trọt tiếp tục cảnh báo Lần đầu tiên sầu riêng Việt xuất khẩu thị trường Anh, cánh cửa châu Âu liệu có rộng mở? Bước vào chính vụ, kỳ vọng bùng nổ xuất khẩu sầu riêng, áp lực cạnh tranh có tiếp tục kéo giá thành?
Thị phần sầu riêng của Thái Lan sẽ bị tác động lớn khi Trung Quốc trồng thành công sầu riêng.
Thị phần sầu riêng của Thái Lan sẽ bị tác động lớn khi Trung Quốc trồng thành công sầu riêng.

Lo ngại Trung Quốc sẽ thành đối thủ cạnh tranh về sầu riêng

Trong suốt thời gian qua, ông Lim Chin Khee, người sáng lập "Học viện Sầu riêng" gần thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, thường đến Trung Quốc khoảng hai tháng một lần để giúp nông dân ở đây trồng loại trái cây nhiệt đới này.

Trong đó, chuyên gia sầu riêng thường khuyên các nông dân Trung Quốc đang trồng hơn 400ha cây sầu riêng là tránh lãng phí nước và phân bón.

Malaysia là nước chuyên xuất khẩu sầu riêng đông lạnh cao cấp từ các trang trại nhỏ hơn sang Trung Quốc, thị trường trái cây nhiệt đới quan trọng của hầu hết các nước Đông Nam Á.

Việc ông Lim sẵn sàng giúp đỡ những người trồng trọt ở Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy sự tự tin của Malaysia và của các quốc gia khác ở Đông Nam Á rằng, cây ăn quả nhiệt đới của Trung Quốc sẽ không thể sớm thay thế hàng nhập khẩu.

Nhưng Malaysia, Thái Lan, Philippines vẫn đang theo dõi tiến trình trồng sầu riêng dài hạn của Trung Quốc nhằm đề phòng trường hợp nước này trở thành đối thủ lớn.

Cây sầu riêng tại một đồn điền ở Tam Á, đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Cây sầu riêng tại một đồn điền ở Tam Á, đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Những người trồng trọt tại Trung Quốc bắt đầu trồng khoảng 206.000ha trái cây nhiệt đới ở tỉnh Hải Nam vào những năm 1950. Việc trồng sầu riêng, hứa hẹn sẽ là cây trồng mang lại lợi nhuận chính của hòn đảo, đã phát triển mạnh vào năm 2020 nhờ công nghệ đẩy nhanh chu kỳ tăng trưởng.

Hải Nam đã sẵn sàng cho vụ thu hoạch sầu riêng đầu tiên trong năm nay, với khoảng 2.411 tấn sầu riêng dự kiến sẽ được bán vào tháng tới, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin.

Chuyên gia Lim cho biết, ông không mong đợi sản lượng trái cây nhiệt đới ở Trung Quốc tăng vọt vì người trồng phải trả tiền thuê đất canh tác thay vì sở hữu nó hoàn toàn. Ngoài ra, mối lo lớn hơn nữa là bão lũ hàng năm sẽ quét sạch mùa màng của họ. So sánh giữa Trung Quốc và Malaysia, ông nói "đó là sự bổ sung hơn là sự cạnh tranh".

Ông Sam Sin, Giám đốc phát triển của S&F Produce Group có trụ sở tại Hong Kong, cũng cho biết khí hậu cận nhiệt đới của Hải Nam khiến sầu riêng trồng ở đây không ngon như loại được trồng ở Thái Lan.

Công ty của ông Sin có đất nông nghiệp ở Thái Lan và cung cấp một số loại trái cây nhiệt đới xuất khẩu khác cho thị trường Trung Quốc. "Tôi nghĩ rằng vấn đề là nhận thức về nguồn gốc xuất xứ mà người Trung Quốc nghĩ đến", ông Sin nói sau Lễ khai mạc hội chợ thực phẩm Thái Lan tại một siêu thị Hong Kong hôm 12/5.

Theo ông Sin, nhiều người Trung Quốc đã quen với những loại trái cây ngon có tiếng từ Thái Lan, điều này đã mang lại cho trái cây nhiệt đới của nước này vị thế đặc biệt. "Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng nhanh chóng ở thị trường Trung Quốc", ông nói, lưu ý đến mức mở rộng kinh doanh lên 2 con số trong 9 năm qua.

Đông Nam Á còn có một lợi thế khác đó là có Thỏa thuận tự do hóa thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã có hiệu lực được 1 năm. Thỏa thuận này đã giúp cắt giảm thuế đối với trái cây Đông Nam Á xuất sang Trung Quốc.

Điều đó đã giúp xoài, dừa và sầu riêng của Philippines đến được Trung Quốc, nơi những loại trái cây như vậy có thể khá khan hiếm, Aaron Rabena, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Con đường Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương ở Manila, nhận định.

Tại cửa hàng trái cây của Chen Shuang ở Thượng Hải, hàng nội địa Trung Quốc gồm vải thiều, xoài, đu đủ và thanh long rẻ hơn và bán chạy hơn so với các mặt hàng nhập từ Đông Nam Á. "Nhưng sản lượng trái cây nhiệt đới ở Hải Nam không thể đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và… sản lượng của họ không ổn định lắm", ông nói và cho biết thêm sầu riêng vẫn phải nhập khẩu.

Sầu riêng trồng ở tỉnh Hải Nam đã ra hoa kết trái và dự kiến xuất ra thị trường từ năm 45 – 75 nghìn tấn mỗi năm.
Sầu riêng trồng ở tỉnh Hải Nam đã ra hoa kết trái và dự kiến xuất ra thị trường từ năm 45 – 75 nghìn tấn mỗi năm.

Các nhà phân tích cho biết, Đông Nam Á có thể sẽ bị lung lay nếu sự kết hợp giữa tham vọng, canh tác tự động hóa và giá thấp hơn khiến sản lượng trái cây của Hải Nam được ưa chuộng hơn.

Họ đang chờ xem liệu một hòn đảo có tổng diện tích nhỏ hơn một chút so với Đài Loan cuối cùng có thể thay thế hàng nhập khẩu hay không khi các kỹ thuật trồng trọt được cải thiện. "Các trang trại của họ đã sử dụng mức độ tự động hóa để kiểm soát chi phí, đây có thể là bài học cho những người trồng trọt ở Malaysia", chuyên gia Lim nói.

Theo ông, các vườn sầu riêng của Malaysia có diện tích nhỏ hơn của Hải Nam, khiến quốc gia Đông Nam Á này gặp bất lợi tiềm ẩn trong bất kỳ cuộc đua nào với Trung Quốc về sản lượng.

Miếng bánh sầu riêng béo bở nhưng không phải ai cũng được chia phần

Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 824.000 tấn sầu riêng tươi, trị giá hơn 4 tỷ USD vào năm ngoái, nhiều hơn khoảng 4 lần so với năm 2017.

Tổng giám đốc của Công ty Nông nghiệp Youqi Hải Nam, ông Du Baizhong, tuyên bố dự kiến sẽ sản xuất tới 50 tấn sầu riêng trong năm nay sau khi chuyển công nhân từ cơ sở của ông ở Tam Á (đảo Hải Nam) đến Đông Nam Á nhằm nghiên cứu và làm việc với Viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc để tăng tốc chu kỳ tăng trưởng từ 10 năm còn 3 năm.

Ông Du Baizhong cho hay công ty đã tìm ra cách tự động hóa việc phân phối nước, quản lý phân bón và theo dõi thời tiết. Nhưng ông thừa nhận việc trồng sầu riêng ở Hải Nam đòi hỏi nhiều "sự can thiệp thủ công và sự chú ý lớn hơn" so với ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, trái cây nhiệt đới cuối cùng có thể được xuất khẩu từ Trung Quốc, thậm chí sang Đông Nam Á.

Trái sầu riêng non ở thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc trồng thành công sầu riêng ở đất liền.
Trái sầu riêng non ở thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc trồng thành công sầu riêng ở đất liền.

Tại Philippines, các nghị sĩ đã bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của quan hệ đối tác thương mại khu vực. Hồi tháng 2, thượng nghị sĩ Philippines Imee Marcos đã đặt câu hỏi rằng, liệu có thực tế khi kỳ vọng Trung Quốc mua tất cả sầu riêng trồng trong nước hay không, vì giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đã bày tỏ sự thất vọng với việc Philippines tăng cường huấn luyện quân sự với Mỹ.

Những người trồng chuối, dừa và sầu riêng ở Philippines kỳ vọng lớn hơn khi Bắc Kinh và Manila ký một thỏa thuận xuất khẩu trái cây trị giá 2 tỷ USD vào tháng 1. Nhưng không có dấu hiệu nào ở Đông Nam Á về sự hợp tác xuyên biên giới có thể mang lại lợi ích cho người trồng trái cây Trung Quốc.

Thái Lan đã bán sầu riêng trị giá 3,1 tỷ USD cho Trung Quốc vào năm 2022, chiếm 96,2% kim ngạch xuất khẩu.
Thái Lan đã bán sầu riêng trị giá 3,1 tỷ USD cho Trung Quốc vào năm 2022, chiếm 96,2% kim ngạch xuất khẩu.

Tại Thái Lan, chính phủ có thể sẽ giúp đỡ chính người dân, ông Sin cho biết. Văn phòng Ủy viên Thương mại Thái Lan tại Hong Kong cho hay họ đã làm việc liên tục với nông dân và thương nhân để thúc đẩy doanh số bán trái cây Thái Lan.

Thái Lan đã bán sầu riêng trị giá 3,1 tỷ USD cho Trung Quốc vào năm 2022, chiếm 96,2% kim ngạch xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan tin rằng, xuất khẩu sầu riêng, măng cụt, nhãn, xoài và dừa của nước này ra thế giới có thể đạt giá trị hơn 200 tỷ baht (5,83 tỷ USD).

Chưa có những thông số mang tính chi tiết về hiệu quả của Trung Quốc khi trồng sầu riêng, tuy nhiên khi những trái sầu riêng trên đảo Hải Nam cho thu hoạch, nhiều quốc gia mới sực tỉnh. Với sản lượng sầu riêng tự trồng còn hạn chế, người Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu sầu riêng nhưng đường đi của trái sầu riêng sẽ không còn “thuận buồm xuôi gió” nữa. Những hàng rào kỹ thuật và cả những tiêu chuẩn phi thị trường vốn là con bài luôn được các thương nhân Trung Quốc sử dụng trong xuất khẩu nông sản và trái sầu riêng cũng không ngoài quy luật đó./.

Bình Châu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nuôi tôm trong cơn bĩ cực ngay cả "vua tôm" cũng không thể bảo lãnh vay vốn

Nuôi tôm trong cơn bĩ cực ngay cả "vua tôm" cũng không thể bảo lãnh vay vốn

Ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Dịch bệnh, giá cả bấp bênh, thị trường xuất khẩu nhiều bất cập... chính là những rào cản khiến nghề nuôi tôm trở nên rủi ro. Nghề nuôi tôm "mất giá" đến nỗi, ngân hàng thừa vốn nhưng không dám cho vay, ngay cả khi có "vua tôm" bảo lãnh.
Thủ phủ vải thiều Bắc Giang đón nhận tin vui, cánh cửa xuất khẩu thêm rộng mở

Thủ phủ vải thiều Bắc Giang đón nhận tin vui, cánh cửa xuất khẩu thêm rộng mở

Thủ phủ vải thiều Bắc Giang đang bước vào vụ thu hoạch. Từ trước đó hàng tháng, các hoạt động xúc tiến tiêu thụ trái vải thiều đã được tỉnh phối hợp với các bộ, ngành triển khai. Mới đây, vải thiều Bắc Giang lại đón thêm tin vui khi có thêm 12 mã số vùng trồng vải thiều được cấp. Đây là những "giấy thông hành" giúp trái vải rộng đường xuất khẩu sang thị trường Australia và Thái Lan.
Cơn sốc giảm giá ở "thủ phủ" chanh dây Gia Lai, giấc mơ tiền tỷ liệu có tan thành mây khói?

Cơn sốc giảm giá ở "thủ phủ" chanh dây Gia Lai, giấc mơ tiền tỷ liệu có tan thành mây khói?

Ồ ạt chặt bỏ cà phê, tiêu để trồng chanh dây đó là hiện tượng hồi đầu năm nay khi giá chanh dây tăng cao. Giấc mơ về những vườn chanh dây cho thu nhập tiền tỷ đã khiến nhà nhà ồ ạt trồng chanh dây, đưa Gia Lai trở thành một trong những tỉnh có diện tích cây trồng này lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời điểm này giá chanh dây giảm sốc, khiến nhà vườn như ngồi trên đống lửa.
Vùng chuyên canh sầu riêng tiền tỷ, 780ha được cấp mã số xuất khẩu, đều là giống chất lượng cao

Vùng chuyên canh sầu riêng tiền tỷ, 780ha được cấp mã số xuất khẩu, đều là giống chất lượng cao

Vùng chuyên canh sầu riêng rộng gần 780ha được ưu tiên những giống chất lượng cao, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP do hợp tác xã (HTX) Cẩm Sơn (xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) quản lý. Toàn bộ diện tích đã được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc. Không chỉ trồng sầu riêng theo hướng an toàn, HTX còn liên kết các doanh nghiệp tiêu thụ và đầu tư kho lạnh tiền tỷ để bảo quản sầu riêng.
Tỉnh trồng lúa bỗng tăng vọt diện tích sầu riêng kỳ vọng tạo sức bật khi hợp tác với tập đoàn nuôi heo

Tỉnh trồng lúa bỗng tăng vọt diện tích sầu riêng kỳ vọng tạo sức bật khi hợp tác với tập đoàn nuôi heo

Đồng Tháp là một trong ba tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng lúa, thời gian gần đây cũng nổi lên là địa phương phát triển mạnh diện tích sầu riêng. Dự kiến đến năm 2025 diện tích trồng sầu riêng ở tỉnh Đồng Tháp sẽ tăng lên 3.000ha. Để cây sầu riêng phát triển bền vững Đồng Tháp mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết và đã thu hút sự tham gia của Tập đoàn nuôi heo hàng đầu thế giới.
Miền Bắc bước vào mùa vải chín sớm, đặc sản Thanh Hà giá tăng vọt vẫn cháy hàng

Miền Bắc bước vào mùa vải chín sớm, đặc sản Thanh Hà giá tăng vọt vẫn cháy hàng

Những ngày giữa tháng 5, những chùm vải chín sớm đã xuất hiện tại các thủ phủ vải ở miền Bắc. Trái vải đầu mùa dù chưa ngọt sắc nhưng vẫn tạo sức hút mạnh mẽ với khách hàng. Bởi thế không có già lạ khi những trái vải u trứng nổi tiếng ở vùng đất Thanh Hà (Hải Dương) có giá lên tới gần 100 nghìn đồng/kg vẫn cháy hàng.
Nhiều doanh nghiệp Việt sản xuất thực phẩm chức năng an toàn, nhưng người dân vẫn sính ngoại

Nhiều doanh nghiệp Việt sản xuất thực phẩm chức năng an toàn, nhưng người dân vẫn sính ngoại

Việt Nam có nhiều dược liệu quý và phong phú mà các nước như Nhật, Mỹ không có. Hiện Việt Nam có nhiều đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng xanh, chất lượng nhưng người dân Việt dường như vẫn có thói quen sính ngoại. Vì thế, để xây dựng thương hiệu Việt, rất cần doanh nghiệp có tâm và được người tiêu dùng ủng hộ.
Atiso Đà Lạt xác lập Kỷ lục châu Á

Atiso Đà Lạt xác lập Kỷ lục châu Á

Atiso là đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt mà bất cứ du khách nào đến với thành phố ngàn hoa cũng không nên bỏ qua.
Trong nửa tháng giá ngao giảm một nửa, ngao chất lượng quốc tế cũng bí đầu ra

Trong nửa tháng giá ngao giảm một nửa, ngao chất lượng quốc tế cũng bí đầu ra

Chỉ trong vòng nửa tháng 5, giá ngao thương phẩm ở Trà Vinh đã giảm mất một nửa khiến người nuôi ngao lâm vào tình trạng thua lỗ. Dù có đơn vị đã được cấp chứng nhận quốc tế về sản phẩm ngao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu nhưng vì nhiều nguyên nhân vẫn tắc đầu ra.
Sầu riêng miền Tây thu hoạch rộ, nhà vườn lo rớt giá người hái thuê công tiền triệu mỗi ngày

Sầu riêng miền Tây thu hoạch rộ, nhà vườn lo rớt giá người hái thuê công tiền triệu mỗi ngày

Những ngày này, các tỉnh miền Tây bước vào thu hoạch rộ sầu riêng. Tại huyện Phong Điền nơi có diện tích sầu riêng lớn nhất TP. Cần Thơ không khí thu hái sầu riêng nhộn nhịp. Dù giá sầu riêng đã giảm mạnh, tuy nhiên do năm nay được mùa, năng suất cao nên nhà vườn vẫn có lợi nhuận cao. Dịp này những người làm nghề hái sầu riêng thuê cũng kiếm bộn tiền, dù vất vả nhưng thu nhập tới hàng triệu đồng mỗi ngày.
9 món Việt Nam vào top 50 món ăn từ thịt ngon nhất Đông Nam Á

9 món Việt Nam vào top 50 món ăn từ thịt ngon nhất Đông Nam Á

Taste Atlas, trang web được mệnh danh "bản đồ ẩm thực thế giới", công bố 50 món ăn từ thịt ngon nhất Đông Nam Á. Bò kho là món đầu tiên được nhắc đến.
Vườn lan khủng xứ Tây đô, trồng lan tuyệt phẩm trên mái nhà chốt đều đặn 200 chậu mỗi tháng

Vườn lan khủng xứ Tây đô, trồng lan tuyệt phẩm trên mái nhà chốt đều đặn 200 chậu mỗi tháng

Vườn lan có quy mô lớn được anh Lâm Khương Quyền (35 tuổi, ở Cần Thơ) quý như báu vật. Điều đặc biệt là trong vườn có đủ những dòng lan quý lại được thiết kế trên mái nhà, dùng quạt thay gió trời... tuy nhiên lan vẫn bung hoa tuyệt đẹp. Sức hút của vườn lan xứ Tây Đô ngày càng lớn khi hiện nay, thị trường hoa lẫn vẫn trầm lắng những mỗi tháng anh Quyền vẫn bán bình quân 200 chậu lan đi khắp các tỉnh thành cả nước.
Đang giá cao kỷ lục, chanh dây bất ngờ lao dốc, người dân như ngồi trên đồng lửa

Đang giá cao kỷ lục, chanh dây bất ngờ lao dốc, người dân như ngồi trên đồng lửa

Những ngày gần đây giá chanh dây bất ngờ lao dốc. Tại Đắk Lắk có thời điểm giá chanh dây rớt xuống chỉ còn từ 3.500 - 7.000 đồng/kg khiến nông dân không khỏi lo lắng. Trước đó, do chanh dây liên tục tăng cao nên ở nhiều địa phương, người dân đã ồ ạt mở rộng diện tích. Những diễn biến bất thường của giá chanh leo là cảnh báo nguy cơ cung vượt cầu.
Anh nông dân Bến Tre gây sốc với giống quất lạ, đắt gấp 10 lần quất thường, bán giống đã thu vài trăm triệu

Anh nông dân Bến Tre gây sốc với giống quất lạ, đắt gấp 10 lần quất thường, bán giống đã thu vài trăm triệu

Tình cờ phát hiện ra giống quất (tắc) đặc biệt không có hạt, anh Trần Thuận Khanh nhìn thấy tiềm năng to lớn của giống cây trời ban này nên bỏ công sức bảo tồn nhân giống. Giờ đây anh đang sở hữu độc quyền giống quất có một không hai tại Việt Nam. Riêng tiền bán giống thu vài trăm triệu mỗi năm, còn trái thì không có mà bán dù giá cao gấp chục lần quất có hạt.
Đưa cây nghệ về vùng đồi cằn, khô hạn đến vụ đào lên 'củ vàng' thu hàng trăm triệu

Đưa cây nghệ về vùng đồi cằn, khô hạn đến vụ đào lên 'củ vàng' thu hàng trăm triệu

Những vùng đất đồi khô hạn trồng cây gì cũng cằn cỗi, thu hoạch chẳng đáng là bao. Tuy nhiên từ khi người dân chuyển đổi đưa cây nghệ về trồng bất ngờ lại cho hiệu quả cao. Cây nghệ hợp đất phát triển tốt dần hình thành vùng trồng nghệ lớn nhất tỉnh Nghệ An. Người dân còn đầu tư chế biến tinh bột nghệ để nâng cao thu nhập.
Thanh Long giá lập đỉnh trong 3 năm, nhà vườn Tiền Giang tích cực cải tạo vườn thanh long già cỗi

Thanh Long giá lập đỉnh trong 3 năm, nhà vườn Tiền Giang tích cực cải tạo vườn thanh long già cỗi

Bước vào đầu vụ thu hoạch, giá thanh long tại Tiền Giang tăng cao kỷ lục trong 3 năm gần đây. Sau một thời gian dài giá giảm sâu, nhiều nhà vườn đã chuyển đổi thanh long sang cây trồng khác. Hiện giá thanh long tăng khiến người trồng phấn khởi, tích cực chăm sóc, cải tạo lại vườn thanh long đã già cỗi. Chính quyền địa phương cũng có nhiều giải pháp duy trì vùng thanh long.
Thanh long Việt xuất khẩu lác đác, làm gì để lấy lại thị trường?

Thanh long Việt xuất khẩu lác đác, làm gì để lấy lại thị trường?

Mỗi tháng chỉ đạt vài container xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc , có doanh nghiệp lớn trước đây xuất hàng trăm công mỗi ngày thì nay chỉ vài công hàng... Đó là thực trạng của các đơn vị xuất khẩu thanh long Việt Nam. Những thị trường lớn trước đây của thanh long Việt như: Trung Quốc, Mỹ, Canada... nay đều có những quốc gia khác chiếm lĩnh làm chủ nguồn cung. Thanh long mất thị phần xuất khẩu, làm cách nào để lấy lại thị trường?
Đưa giống vải trứ danh đất Lục Ngạn về vùng hang động núi lửa, mở đầu câu chuyện về cây tiền tỷ

Đưa giống vải trứ danh đất Lục Ngạn về vùng hang động núi lửa, mở đầu câu chuyện về cây tiền tỷ

Vùng hang động núi lửa Huyện Krông Nô (Đắk Nông) là một kỳ quan với vẻ đẹp hoang sơ, giờ đây có thêm một câu chuyện để chia sẻ với nhau: Câu chuyện về cây tiền tỷ vài u hồng. Người đưa giống vải trứ danh của xứ Bắc Lục Ngạn lên Tây Nguyên là một nữ nông dân thôn Buôn Ol, xã Đắk Đrô. Những vụ vải trĩu cành đã đem lại nguồn thu hàng tỷ đồng.
Hóa ra ở miền sông nước cũng nuôi được hươu, chăm nhàn hai năm đã thu hoạch nhung giá vài triệu mỗi lạng

Hóa ra ở miền sông nước cũng nuôi được hươu, chăm nhàn hai năm đã thu hoạch nhung giá vài triệu mỗi lạng

Đang là công chức nhà nước với công việc ổn định, anh Nguyễn Huỳnh Hùng (Bến Lức, Long An) quyết định đầu tư 300 triệu đồng cải tạo 1,5ha đất vườn thành trang trại nuôi hươu lấy nhung. Mô hình mới nên vẫn còn bỡ ngỡ và thu hút sự quan tâm của người dân địa phương. Hiện trại nuôi hươu phát triển tốt chuẩn bị thu hoạch lứa nhung đầu tiên với lợi nhuận cao.
Sầu riêng Tây Nguyên: chỉ biết trồng không biết chăm, trồng xen ghép... nguy cơ tắc từ vườn tới chợ

Sầu riêng Tây Nguyên: chỉ biết trồng không biết chăm, trồng xen ghép... nguy cơ tắc từ vườn tới chợ

Sau hơn chục năm phát triển, rất nhiều nông dân sầu riêng ở Tây Nguyên vẫn yếu về kỹ thuật chăm sóc. Các nghiên cứu về quy trình trồng còn nhiều thiếu sót và tổ chức ngành hàng còn rất thiếu đồng bộ. Những bất cập này nếu không sớm được khắc phục, sẽ gây lực cản và tạo nhiều rủi ro trong thời gian tới.
Cao thủ trồng chanh dây và bí quyết thu 4 đợt mỗi vụ, bỏ túi 600 triệu đồng/ha

Cao thủ trồng chanh dây và bí quyết thu 4 đợt mỗi vụ, bỏ túi 600 triệu đồng/ha

Từng lao đao vì cây vàng đen khi giá xuống thấp và sâu bệnh, anh Đinh Đức Toàn (làng Ku Ton, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã chuyển hướng bỏ hồ tiêu sang trồng chanh dây. Không chạy theo số lượng điều anh Toàn quan tâm là canh tác bền vững để tạo nên những vườn chanh dây bội thu với chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu. Năm nay gia đình anh đã thu về 3 tỷ đồng từ chanh dây.
Ăn thử quả vú sữa đẹp mắt thấy ngọt mát, thơm dẻo quyết về nhân giống tạo ra vườn cây tiền tỷ

Ăn thử quả vú sữa đẹp mắt thấy ngọt mát, thơm dẻo quyết về nhân giống tạo ra vườn cây tiền tỷ

Ngày nay, giống vú sữa bơ hồng đã trở nên phổ biến ở Sóc Trăng và trở thành loại trái cây nổi tiếng. Nhưng ít ai biết rằng người đi tiên phong trồng loại vú sữa vừa đẹp mắt vừa ngon miệng này là ông Trần Văn Phương, xã Thới An Hội (huyện Kế Sách) do một lần tình cờ nếm thử thấy ngọt thanh và dẻo nên xin một nhánh về trồng.
Chi tiền tỷ thuần hóa giống nho ngoại sang chảnh, bị coi là "khùng" lão nông Tây Đô cười nhẹ

Chi tiền tỷ thuần hóa giống nho ngoại sang chảnh, bị coi là "khùng" lão nông Tây Đô cười nhẹ

Trên diện tích đất phèn ông Nguyễn Bá Duy (Cần Thơ) bỏ ra tiền tỷ rồi đưa về đủ thứ giống nho ngoại nhập mà cả miền Tây chưa ai dám trồng. Người nhà hốt hoảng, người quen bảo ông "khùng" rồi ra sức khuyên can. Sau biết bao nỗ lực hiện vườn nho rộng 3.000m2 trở thành vương quốc nho ngoại hấp dẫn bậc nhất Cần Thơ, du khách nườm nượp tìm về.
Cây vàng đen một thời tìm lại vị thế trên đất Gia Lai từ những giải pháp bứt phá

Cây vàng đen một thời tìm lại vị thế trên đất Gia Lai từ những giải pháp bứt phá

Thời kỳ hoàng kim, cây hồ tiêu mang lại kim ngạch xuất khẩu cho Gia Lai khoảng 150 triệu USD/năm. Những tỷ phú, triệu phú nhờ trồng "cây vàng đen" xuất hiện ngày càng nhiều. Vài năm trở lại đây, giá tiêu lao dốc, vườn tiêu trở nên xơ xác vì già cỗi sâu bệnh, từng ngày bị chặt hạ nhường chỗ cho sầu riêng, chanh dây. Tuy nhiên, vẫn có những người tâm huyết với hồ tiêu và tìm hướng đi mới để đem lại hiệu quả mở ra con đường tìm lại vị thế cho "cây vàng đen".
Sầu riêng lao dốc khó giữ mốc 50.000 đồng/kg, Cục Trồng trọt tiếp tục cảnh báo

Sầu riêng lao dốc khó giữ mốc 50.000 đồng/kg, Cục Trồng trọt tiếp tục cảnh báo

Ngay trong kỳ nghỉ lễ dù nhu cầu tiêu thụ tăng cao nhưng giá sầu riêng tiếp tục giảm hiện chỉ quanh mức 50.000 đồng/kg. Thời điểm này, khu vực ĐBSCL bước vào thu hoạch sầu riêng chính vụ do nguồn cung dồi dào cùng với việc trung Quốc giảm mua khiến giá lao dốc. Cục Trồng trọt cảnh báo về nguy cơ dội chợ.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Cận cảnh quái thú Porsche 911 Dakar đầu tiên ở Việt Nam

Giá vàng 4/6: Vàng lao dốc mạnh, dự báo sẽ thế nào?

Những người cần đặc biệt chú ý sức khỏe khi nhiệt độ tăng cao

Giá vàng hôm nay (5/6): Vàng trở lại mức 2.000 USD/ounce nhưng khó bứt phá

Loại cây làm món đặc sản dẻo dai giải nhiệt ngày hè, có bao nhiêu thương lái cũng mua hết, nhà nông thu 100.000 triệu/năm

Giá heo hơi hôm nay 04/6: Giảm liên tục mốc 60 xa dần, hệ lụy do loạn dự báo nguồn cung

Nghịch lý giá sầu riêng tăng cao nhà vườn vẫn neo hàng, loạn tin đồn giá giảm khi Thái Lan thu hoạch rộ

Giá nông sản hôm nay 05/6: Cà phê lao dốc hồ tiêu cũng giảm chạm đáy 72.000 đồng/kg

Điểm sáng sầu riêng Tây Nguyên đổi mới tư duy từ vườn cho tới chợ

Giá heo hơi hôm nay 05/6: Lặng sóng chấm dứt đà giảm, cơ hội nào để giá heo khởi sắc thời gian tới?

Vườn nho lạ tên nghe đã ngọt khiến du khách lạc bước khi đến cù lao Minh

Sưu tầm kình ngư về chăm sóc, thường xuyên kiểm tra sức khỏe, vợ chồng miền Tây bảo tồn đàn cá khủng

Nuôi loài côn trùng không sợ nắng nóng, người ăn quý như đặc sản bán cho chim cảnh càng được giá

Thu nửa tỷ đồng mỗi năm từ vườn mít ruột đỏ nhờ kỹ thuật trồng cho nhiều trái và tuyệt chiêu ươm giống

Ung dung khi mùa vải rộ, tuyệt chiêu của nông dân Lục Ngạn "đưa chợ về vườn"

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động