Cúc họa mi loài hoa đặc trưng của mùa đông miền Bắc, được ví như loài hoa báo Đông. Vậy nhưng, thời gian gần đây nhiều du khách ngỡ ngàng khi được thưởng lãm những bông hoa trắng tinh khôi này trong sắc nắng của thành phố biển Đà Nẵng.
Tỏi là cây trồng chủ lực, được ví như "vàng trắng" của nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Nhưng vụ tỏi năm 2023 này là năm thứ 3 liên tiếp người trồng tỏi Lý Sơn trắng tay vì mất mùa. Mỗi sào tỏi đầu tư khoảng 30 triệu đồng nhưng có nhà mất trắng, có hộ chỉ nhặt nhạnh vài chục kg làm giống.
Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng) có một loại cam lừng danh có từ thời nhà Trần (cách đây 800 năm). Vì nhiều lý do khác nhau, giống cam tiến vua này dần mai một trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, một điều bất ngờ là gần đây, giống cam trứ danh này đã được khôi phục thành công, kỳ vọng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Từ khi sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc giá đã tăng vọt và lập đỉnh ở mức 200 nghìn đồng/kg đã tạo cơn sốt trồng sầu riêng trên cả nước. Tuy nhiên ở Malaysia có loại sầu riêng đã có giá bán tới 1.000 USD/quả (tương đương 23 triệu đồng). Thành công của trái sầu riêng không chỉ là năng suất, chất lượng mà thương hiệu mới làm nên đẳng cấp.
Những vùng đất bãi ven sông Hồng được anh Sài Văn Triệu (thôn Hoàng Xá, xã Hoàng Kim, Mê Linh, Hà Nội) thuê gom lại để trồng chuối. Gia đình anh có cả thảy 70ha. Do đất đai màu mỡ chuối cho thu hoạch từ 25 đến 30kg. Trung bình mỗi năm, gia đình anh Triệu thu hoạch và xuất bán 280 tấn chuối, trừ các khoản chi phí, cho thu lãi 1,5 tỷ đồng.
Một giống mít mới được trồng ở Tiền Giang hiện đang sốt giá tới 100 nghìn đồng/kg, đắt ngang với sầu riêng. Giống mít Indo ruột đỏ có chất lượng thơm, ngọt và cho năng suất cao đang giúp nhà vườn thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/ha.
Từng đi lao động Hàn Quốc tìm cơ hội làm giàu nhưng rồi chính nghề nông mới tạo nên sự nghiệp cho anh Nguyễn Mạnh Đạt (SN 1985, ở thôn Văn Trung, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Hiện anh nông dân quê hương Quan Họ sở hữu trại thỏ 5.000 con, thu nhập 700 triệu đồng/năm.
Một loại thanh long rất độc đáo, loại quả này chỉ bằng nằm tay màu vàng ươm bên trong hạt to gần bằng hạt chanh dây. Với tên gọi thanh long tổ yến có giá cao gấp 15 lần giá thanh long thường và không đủ hàng để bán.
Từ đầu tháng 3/2023, Việt Nam có thêm 163 vườn trồng và 67 cơ sở đóng gói sầu riêng tươi được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cấp mã số, nâng tổng số 246 vùng trồng và 97 cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, có rất nhiều vườn trồng và cơ sở đóng gói bị từ chối cấp mã số vì những lý do rất "trời ơi", cần nhanh chóng khắc phục để được xem xét phê duyệt trong thời gian tới.
"Cuộc chiến" xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đang ngày càng gay gắt khi Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Myanmar cùng cạnh tranh. Đặc biệt với lợi thế về diện tích sầu riêng được cấp mã số, Thái Lan đang rộng đường xuất khẩu cả sầu riêng tươi và đông lạnh. Trong khi, diện tích sầu riêng được cấp mã số của Việt Nam còn thấp, thương nhân lo không đủ đơn hàng nên "quay xe" lựa chọn sầu riêng Thái Lan.
Những ngày này "thủ phủ" khoai lang Phú Thiện (Gia Lai) nơi có 1.200ha khoai lang bước vào thời kỳ thu hoạch. Đầu vụ, giá khoai tăng cao ngất ngưởng, tuy nhiên người trồng khoai vẫn kém vui, lo năng suất giảm và chặng đường xuất khẩu khoai lang có được "thuận buồm xuôi gió".
Hơn 1 năm qua, Hệ thống Y tế Vinmec đã liên tục triển khai các hoạt động giáo dục sức khỏe, sàng lọc bệnh lý phổ biến trong cộng đồng cũng như hỗ trợ chuyên môn với các bệnh viện tuyến tỉnh. Không chỉ đề cao trách nhiệm xã hội, điều Vinmec hướng tới là tạo dựng một cộng đồng người Việt “lão hóa khỏe mạnh” trong tương lai.
Trẻ trung, xinh đẹp và năng động, sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Mai Ril (SN 1995 tại ấp Vịnh Gốc, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) làm trong ngành du lịch. Nhưng rồi đại dịch Covid-19 sảy ra, ngồi cách ly trong nhà trọ, 9X Cà Mau đã nảy sinh ý định trồng nấm. Từ trồng thử rồi về quê lập 6 trại nấm quy mô lớn tạo việc làm cho cả gia đình. Hiện nay "Cô Nấm" có thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/tháng.
Giá sầu riêng liên tiếp tăng cao kỷ lục từ khi chính thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc dẫn tới người dân ồ ạt chặt bỏ hồ tiêu và các loại cây ăn quả khác để trồng sầu riêng. Trong khi, diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng chỉ chiếm 5% và tiến độ rất nhỏ giọt. Trước nguy cơ mở rộng diện tích sầu riêng thiếu kiểm soát, Bộ NN&PTNT đã có cảnh báo khẩn.
Cơn sốt sầu riêng tại Trung Quốc tiếp tục tăng nhiệt trong những ngày đầu năm 2023. Các quốc gia xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân này cũng chủ động các giải pháp để chiếm lĩnh thị phần. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sầu riêng là Thái Lan với giá trị vài tỷ USD mỗi năm bởi vậy người Thái đang nỗ lực nâng chuẩn xuất khẩu để tạo ưu thế vượt trội.
Sầu riêng "Black Thorn" vốn là trái cây đặc sản của Malaysia thường gây sốt khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá vô cùng đắt đỏ. Gần đây, một nhà vườn ở miền Tây Nam Bộ đã trồng thành công giống sầu riêng này. Những trái sầu riêng "Black Thorn" trên đất Việt đã xuất hiện trên thị trường với giá nửa triệu đồng/kg.
Diện tích lúa đảm bảo an ninh lương thực, những vườn mít vẫn cho hiệu quả kinh tế ở miền Tây đều bị chặt hạ chuyển đổi sang trồng sầu riêng. Cơn sốt sầu riêng đã khiến mọi cảnh báo của ban ngành và địa phương bị xem nhẹ khi nhiều nơi vẫn đang ồ ạt trồng sầu riêng. Viễn cảnh tăng cung ồ ạt và đến khi nào lại giải cứu sầu riêng?
Từ giữa tháng 2 vùng trồng điều huyện Ia Grai nơi được ví như "thủ phủ" điều của tỉnh Gia Lai bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Toàn huyện có khoảng 6.000ha điều, từ nhiều năm qua cây trồng chủ lực này đã tạo sinh kế cho người dân. Tuy nhiên năm nay bước vào vụ thu hoạch, người trồng điều lại kém vui.
Do sầu riêng tăng giá từ khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên tại Đồng Nai người dân đã ồ ạt chặt bỏ hồ hiêu để trồng sầu riêng. Trước đó, hồ tiêu có giá cao người dân cũng chặt bỏ cây trồng khác, tới nay thì bỏ không chăm sóc do giá tiêu giảm sâu. Những hệ lụy từ việc ồ ạt trồng sầu riêng đã được cảnh báo nhưng tình trạng này vẫn diễn ra rất phổ biến.
Sau tết, giá cá kèo tăng kỷ lục từ 140.000 - 180.000 đồng/ký. Với giá này, người nuôi sẽ thu lợi nhuận rất lớn. Thế nhưng đa phần ở những trại nuôi cá đã không còn cá kèo, một phần do đã bán hết từ trước Tết, phần vì trước đó giá thấp người dân đã bỏ cá kèo. Giờ cá kèo tăng, lại đổ xô nuôi, con giống cũng tăng vọt và cực khan hiếm.
Giá sầu riêng liên tục lập đỉnh đã khiến tình trạng ồ ạt trồng cây sầu riêng diễn ra tại nhiều địa phương. Tại tỉnh Tiền Giang, cây sầu riêng được trồng tràn sang cả vùng đất lúa, vùng chưa an toàn khi nước lũ dâng cao. Điều này khiến các ngành chức năng vào cuộc nhằm siết chặt quy hoạch vùng trồng để trành những hệ lụy do việc trồng sầu riêng thiếu kiểm soát.
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là nơi tham quan, hành hương lý tưởng mỗi dịp tết đến – xuân về.
Trong năm qua, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Phúc đã được đưa lên sàn TMĐT Postmart. Để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tăng cường quảng bá các sản phẩm OCOP lên sàn Postmart.
Hiện tượng sầu riêng xuất khẩu vẫn tiếp tục gây địa chấn trong những ngày sau Tết Nguyên đán. Giá sầu riêng nghịch vụ tại các nhà vườn ở miền Tây tăng vọt, thương lái thì than khổ vì thiếu hàng. Tuy nhiên, bắt đầu xuất hiện tình trạng trà trộn sầu riêng kém chất lượng trong các chuyến hàng xuất khẩu. Từ những cảnh báo trên, sầu riêng Việt Nam cần làm gì để khẳng định vị thế tại thị trường Trung Quốc?
Công ty Cổ phần Kim Bôi (thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản, đặc biệt là nông sản măng mang thương hiệu Kim Bôi. Hiện nay, doanh nghiệp này đang phấn đấu đưa thương hiệu măng tươi Việt Nam vươn xa, chinh phục các thị trường quốc tế.
Xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng với nghề đúc đồng của làng Chè hay còn gọi là Trà Đông. Những năm gần đây việc phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch được địa phương đặc biệt chú trọng, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sâm Nam núi Dành là sản vật tiến vua vì độ quý hiếm mà bị săn lùng đến cạn kiện rồi có một thời gian dài tên của loài sâm quý hiếm này trôi vào quên lãng. Nhưng trong vườn của một hộ dân suốt hơn nửa thế kỷ vẫn bảo tồn cây sâm tổ, cùng với nỗ lực lan tỏa giá trị của giống sâm quý hiếm của quê hương.
Có một cô giáo ở Gia Lai yêu cây cỏ và nhất là cây thảo dược nên quyết định rẽ ngang để thực hiện ước mơ. Tìm tòi, nghiên cứu chị nhận thấy cây đan sâm là dược liệu quý có thể đưa về trồng trên đất bazan mở hướng làm giàu cho bà con nơi đây. Thuần hóa cây đan sâm, chị còn lập ra hợp tác xã để liên kết, hỗ trợ người trồng dược liệu, tới nay cây đan sâm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Cây thị hơn 300 năm tuổi ở thôn Yên Vinh, xã Xuân Thái (Như Thanh, Thanh Hóa) vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.