Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tranh thủ xu hướng thời đại và phát huy thế mạnh của đất nước

Chiều tối 9/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023.
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các nỗ lực và kết quả của ngành ngoại giao, các nhà ngoại giao, các cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong triển khai nhiệm vụ đối ngoại và ngoại giao kinh tế thời gian qua - Ảnh: VGP/
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các nỗ lực và kết quả của ngành ngoại giao, các nhà ngoại giao, các cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong triển khai nhiệm vụ đối ngoại và ngoại giao kinh tế thời gian qua - Ảnh: VGP/

Hội nghị đã nghe báo cáo của Bộ Ngoại giao và 18 ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn, thể hiện hiểu biết sâu sắc của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện tại nước ngoài, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, trên tinh thần chia sẻ, đồng hành vì mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, thời gian qua, nhìn chung công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đã đi đúng và trúng hướng, được triển khai toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, thực chất, trong đó có hoạt động ngoại giao kinh tế, ngoại giao vaccine là một điểm sáng, cùng với ngoại giao hợp tác phát triển, ngoại giao phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Đặc biệt, chúng ta đã từng bước chủ động, linh hoạt chuyển trọng tâm sang ngoại giao phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ngoại giao kinh tế chuyển biến mạnh mẽ, có nhiều đóng góp quan trọng.

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các nỗ lực và kết quả của ngành ngoại giao, các nhà ngoại giao, các cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong triển khai nhiệm vụ đối ngoại và ngoại giao kinh tế thời gian qua, đóng góp cho đất nước theo hướng phục hồi nhanh và phát triển bền vững, đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Từ những kết quả đã đạt được, Thủ tướng đề nghị tiếp tục tổng kết các bài học, kinh nghiệm từng thời kỳ qua mỗi giai đoạn, đánh giá, kiểm điểm sau mỗi hội nghị về ngoại giao nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng để nhận diện, khắc phục và hoá giải, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy mặt tích cực, lợi thế để thúc đẩy ngoại giao toàn diện, trong đó có ngoại giao kinh tế.

Nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng cho rằng, trước các vấn đề toàn cầu, phải có cách tiếp cận toàn cầu, kêu gọi đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; với các vấn đề toàn dân, phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực; như các vấn đề phòng chống dịch COVID-19, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu...

Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ hằng năm, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm... - Ảnh: VGP
Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ hằng năm, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm... - Ảnh: VGP

Cùng với đó, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, làm chủ của nhân dân; bám sát đường lối, chủ trương, chính sách triển khai công tác đối ngoại nói chung, ngoại giao kinh tế nói riêng; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt".

Bám sát tình hình, yêu cầu thực tiễn quốc tế và trong nước, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, bản lĩnh, chủ động trong mọi tình huống, kiên trì, kiên định đường lối đối ngoại, giữ vững bản lĩnh, nguyên tắc nhưng phải uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Theo Thủ tướng, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại và cả những dư địa cần được khai thác trong công tác ngoại giao kinh tế như đã được đề cập cụ thể tại báo cáo của Bộ Ngoại giao và các ý kiến tại hội nghị, nhất là công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhà ngoại giao với doanh nghiệp, các địa phương, các cơ quan trong nước và ngoài nước vẫn còn khoảng cách cần phải khắc phục…

Thủ tướng nhấn mạnh: Trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác ngoại giao kinh tế, cần bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là tinh thần Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, Chương trình hành động của Chính phủ về Ngoại giao kinh tế; tiếp tục phát huy bản sắc "ngoại giao cây tre", xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, lấy lợi ích quốc gia-dân tộc, hiệu quả thực chất làm tiêu chí hàng đầu.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các nhiệm vụ hằng năm, kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm, việc thực hiện các mục tiêu phát triển tới năm 2030, 2045...,

Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội - Ảnh: VGP
Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế năm 2023 phải gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ khác, gồm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội - Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nhà ngoại giao, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện và tham tán thương mại ở nước ngoài, trong triển khai đường lối đối ngoại của Đảng, trong đó có công tác ngoại giao kinh tế, trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến chóng, phức tạp, khó lường, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn tới bên trong.

Về các trọng tâm công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới, Thủ tướng cơ bản nhất trí với báo cáo của Bộ Ngoại giao và ý kiến phát biểu tại hội nghị, đồng thời lưu ý thêm một số nội dung trọng tâm. Theo đó, phải tranh thủ, phát huy cao nhất thế và lực mới của đất nước; chủ động, tích cực kiến tạo cục diện có lợi cho môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của đất nước.

Trong bối cảnh thời gian, nguồn lực có hạn, công việc nhiều, yêu cầu cao, suy nghĩ phải kỹ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, "đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả"; biến nguy thành cơ, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, Thủ tướng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm vững, truyền tải thông điệp về đường lối phát triển, đối ngoại, hội nhập và hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam - Ảnh: VGP/
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, Thủ tướng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm vững, truyền tải thông điệp về đường lối phát triển, đối ngoại, hội nhập và hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam - Ảnh: VGP/

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu điều hành cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa tỉ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, giữa tình hình trong nước và ngoài nước; góp phần thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng), đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng… trong bối cảnh khó khăn, thị trường, chuỗi cung ứng bị thu hẹp, cạnh tranh chiến lược phức tạp như hiện nay.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, khai thác tối đa dư địa xuất khẩu của các ngành, lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và thế giới có nhu cầu. Tận dụng hiệu quả mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở rộng thị trường sang khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi; khẩn trương thúc đẩy ký kết FTA với Israel và nghiên cứu thiết lập các khuôn khổ hợp tác kinh tế-thương mại lâu dài, ổn định với các đối tác tiềm năng. Tận dụng tốt cơ hội các thị trường lớn mở cửa trở lại nền kinh tế để thúc đẩy thương mại song phương, trong đó có Trung Quốc. Chủ động nắm bắt cơ hội thị trường, thông tin về các mặt hàng nước bạn có nhu cầu và ta có khả năng xuất khẩu, kịp thời phổ biến các quy định mới về thương mại của sở tại cho doanh nghiệp và người sản xuất. Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, tìm kiếm đối tác, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành, đối thoại với các doanh nghiệp, giải quyết thấu tình đạt lý các đề xuất, kiến nghị, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và các chủ thể liên quan - Ảnh: VGP
Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành, đối thoại với các doanh nghiệp, giải quyết thấu tình đạt lý các đề xuất, kiến nghị, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và các chủ thể liên quan - Ảnh: VGP

Tiếp tục thúc đẩy các ngành kinh tế đối ngoại, nhất là du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động, tận dụng xu hướng mở cửa trở lại của các nước đối tác và nhu cầu lao động tại một số thị trường. Tranh thủ mọi cơ hội để thu hút nguồn lực bên ngoài cho chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, tiếp tục vận động các đối tác ủng hộ Việt Nam chuyển đổi năng lượng, bảo đảm công bằng, công lý; tăng cường hợp tác công-tư (PPP); hỗ trợ Việt Nam về công nghệ và tài chính, vốn, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tiếp tục chú trọng và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược, nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong triển khai ngoại giao kinh tế, đặc biệt là tăng cường gắn kết giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan đối ngoại Trung ương và địa phương; giữa các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp; trong nước với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao văn hóa, quốc phòng-an ninh...

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, Thủ tướng đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm vững, truyền tải thông điệp về đường lối phát triển, đối ngoại, hội nhập và hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành, đối thoại với các doanh nghiệp, giải quyết thấu tình đạt lý các đề xuất, kiến nghị, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

Lắng nghe các ý kiến với các đề xuất, kiến nghị, vướng mắc cụ thể, Thủ tướng giao các cơ quan khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ liên quan tới triển khai visa điện tử, thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM, hoàn thiện hồ sơ đề cử UNESCO công nhận Quần thể di tích và danh thắng "Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc" là di sản thế giới, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định về xuất cảnh, nhập cảnh… để thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, hội nhập nói chung và hoạt động ngoại giao kinh tế nói riêng.

Sau hội nghị này, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai Chỉ thị 15 và Chương trình hành động của Chính phủ, gắn với các định hướng phát triển kinh tế-xã hội cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, tất cả phải nỗ lực vì sự nghiệp chung, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân.

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU
Thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sẽ cân nhắc thấu đáo việc thành lập Quỹ hỗ trợ cho người lao động

Sẽ cân nhắc thấu đáo việc thành lập Quỹ hỗ trợ cho người lao động

Trước nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp ngăn chặn, hạn chế làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần sau đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, cần tìm ra nguyên nhân để có các giải pháp cụ thể cho vấn đề này, đồng thời sẽ cân nhắc thấu đáo việc thành lập Quỹ hỗ trợ cho người lao động.
Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 05/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 12 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Dấu ấn Bác Hồ với người dân miền đất võ Tây Sơn

Dấu ấn Bác Hồ với người dân miền đất võ Tây Sơn

Người dân miền đất võ (huyện Tây Sơn, Bình Định) mãi luôn ghi nhớ dấu ấn người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đến huyện Tây Sơn nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc làm tri huyện Bình Khê để thăm cha và sau đó lên đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở

Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở.
Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo

Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo

Sáng 5/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Chất vấn 4 Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Chất vấn 4 Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Theo Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, tuần làm việc thứ 3 diễn ra từ ngày 5/6- 11/6/2023, trong đó, trọng tâm là hoạt động chất vấn. Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và 4 Bộ trưởng các nhóm vấn đề: lao động, thương binh và xã hội; giao thông vận tải; khoa học và công nghệ; dân tộc.
Sẽ đẩy mạnh kiểm tra việc cấp bằng lái xe và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe

Sẽ đẩy mạnh kiểm tra việc cấp bằng lái xe và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, thời gian tới, lực lượng công an sẽ đẩy mạnh kiểm tra việc cấp bằng lái xe và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe.
Bộ Công Thương đưa ra 03 giải pháp đảm bảo cung ứng điện những tháng cao điểm nắng nóng

Bộ Công Thương đưa ra 03 giải pháp đảm bảo cung ứng điện những tháng cao điểm nắng nóng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo điện, chỉ đạo các đơn vị quyết liệt, khẩn trương thực hiện một số nhóm nhiệm vụ để ứng phó, đảm bảo cung ứng điện trong những tháng cao điểm nắng nóng.
Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh COVID-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 3/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào

Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào

Nhấn mạnh 9 nhóm trọng tâm chỉ đạo, điều hành trong 5 tháng đầu năm và chúng ta đã đạt được kết quả lớn nhất theo mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời chỉ rõ thời gian tới cần tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, tháo gỡ, xử lý các khó khăn, vướng mắc, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào, cố gắng quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cần quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội

Cần quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, người dân và doanh nghiệp đang rất cần những quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội theo hướng xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro thì cần lấy quyền an sinh xã hội của người lao động để làm tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả của chính sách khi đi vào thực tiễn cuộc sống.
Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 02/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 11 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Trình Quốc hội Luật viễn thông (sửa đổi): Tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số

Trình Quốc hội Luật viễn thông (sửa đổi): Tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số

Sáng 02/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Với 446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 90,28 %) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với tỷ lệ 90,28 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
ĐBQH đề nghị kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng

ĐBQH đề nghị kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng

Thảo luận về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội chiều 01/6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cân nhắc kéo dài thời gian thực hiện, giúp chính sách có đủ thời gian phát huy tác dụng; đồng thời, xem xét mở rộng đối tượng được áp dụng so với Tờ trình của Chính phủ.
Thông cáo báo chí số 10 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ năm, ngày 01/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

100% kết quả thủ tục hành chính một cửa được cấp bản điện tử; Điều kiện cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng với cán bộ, công chức; Không được sử dụng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp;…. là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023.
Nhận diện thẳng thắn bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Nhận diện thẳng thắn bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Ngày 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN). Các đại biểu đã phân tích, làm rõ tình hình KT-XH của đất nước thời gian qua, ghi nhận những kết quả đạt được đồng thời chỉ rõ những yếu tố bất lợi tác động đến chỉ tiêu phát triển. Các đại biểu cũng nhấn mạnh cần chú trọng tới công tác đánh giá, phân tích, dự báo.
Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 31/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Dự thính phiên họp có 105 đại biểu là thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân của 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thông cáo báo chí số 08 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 08 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ ba, ngày 30/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 8 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử

Không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), UBTVQH đã chỉ đạo rà soát cẩn trọng, toàn diện để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử.
Thông cáo báo chí số 07 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 07 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 29/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát

Ngày 27/5, thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua có nhiều đổi mới. Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, trong đó việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội

Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội

Cho ý kiến về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội thực tế còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu đề ra. Do đó, cần định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội.
Thông cáo báo chí số 06 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 06 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, ngày 27/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 6 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Liên quan đến nhanh chóng giải quyết kiến nghị của cử tri về chế độ bảo hiểm y tế, tại kỳ họp thứ 5, nhiều đại biểu cho rằng, Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh...
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Samsung Galaxy A73 5G: Hiệu năng "tuyệt đỉnh", trang bị xịn sò, giá bán "cực thơm"

Siêu phẩm tầm trung Redmi Note 12: Ổn ở phong cách, "đắt khách" bởi cấu hình

24 giờ khám phá Hạ Long

Giá nông sản hôm nay 09/6: Cà phê bùng nổ tăng vượt ngưỡng 65, hồ tiêu tiếp đà giảm chạm đáy

Samsung Galaxy Tab S7 "xả hàng" với giá "yêu thương": Đẹp như tranh xứng danh "vua giá rẻ"

8 loại rau mùa hè giàu canxi hơn cả tôm cá, bán khắp chợ nhưng nhiều người không biết để mua

Giá vàng hôm nay 9/6: Bảng giá vàng 9999 Giá vàng SJC PNJ 18K 24K

Giá nông sản hôm nay 10/6: Cà phê bất ngờ giảm đồng loạt, hồ tiêu cũng rớt xuống đáy 70.000 đồng/kg

Chiêm ngưỡng cây vải thiều được Bộ trưởng Lê Minh Hoan đặt mua

Giá heo hơi hôm nay 10/6: Chưa thể phục hồi, người nuôi chờ đợi mức giá 65.000 đồng/kg

Chàng trai trốn lấy vợ vì trót mê lan đi vay mượn rồi thuê đất dựng vườn mỗi tháng bỏ túi 100 triệu

Giá heo hơi hôm nay 09/6: Bất ngờ giảm sâu tới 3.000 đồng/kg, nguồn cung thiếu hụt liệu đà tăng có duy trì bền vững?

Món đặc sản "10 chân 4 mắt" ở Quảng Ninh hấp dẫn cỡ nào mà thực khách sẵn sàng chi tiền triệu?

Dự báo giá vàng 9/6: Đảo chiều tăng mạnh?

Giá cá tăng kỷ lục dân nuôi lồng bè tỉnh Tiền Giang trúng lớn

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động