Đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia

Đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
05 điểm mới về xử phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước Bộ trưởng Bộ TN&MT: Làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước để đảm bảo an ninh tài nguyên nước
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 697 sông, suối, kênh, rạch thuộc nguồn nước liên tỉnh, 173 sông, suối, kênh, rạch thuộc nguồn nước liên quốc gia và 38 hồ, đầm phá liên tỉnh. Tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 844,4 tỷ m3. Việt Nam cũng có tiềm năng khá lớn về nguồn nước dưới đất, nhưng tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên, tổng trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên toàn lãnh thổ ước tính khoảng 91,5 tỷ m3/năm (nước nhạt khoảng 69,1 tỷ m3/năm, nước mặn khoảng 22,4 tỷ m3/năm).

Tổng lượng nước bình quân trên đầu người của Việt Nam vào khoảng 8.610 m3/người/năm, cao hơn so với tiêu chuẩn của khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu chỉ xét nguồn nước nội sinh của Việt Nam thì tổng lượng nước bình quân trên đầu người chỉ đạt 3.280 m3/người/năm, thấp hơn so với trung bình của Đông Nam Á là 4.900 m3/người/năm.

Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai lớn nhất ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương và rủi ro thiên tai đang gia tăng. Tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như: thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu; ô nhiễm nguồn nước; nguồn nước phụ thuộc lớn vào nước ngoài; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; bảo vệ rừng, nguồn sinh thủy lưu vực sông; hiệu quả sử dụng nước thấp; vấn đề về nguồn lực để giải quyết tổng thể vấn đề an ninh nguồn nước, hệ lụy là tài nguyên nước Việt Nam đang quá thừa, quá thiếu, quá bẩn và đang là mối đe dọa, là nguyên nhân làm chậm tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Quản trị tổng hợp ngành nước trên nền tảng công nghệ số

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất dự thảo quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia.

Quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước; điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên từng lưu vực sông, từng vùng, từng địa phương, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phù hợp với khả năng đáp ứng của tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu. Hướng tới quản trị tổng hợp ngành nước trên nền tảng công nghệ số; quản lý, sử dụng tài nguyên nước theo chu trình tuần hoàn, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia

Cụ thể, đến năm 2025, 100% lưu vực sông lớn, quan trọng có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; đảm bảo nguồn nước góp phần nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt của dân cư đô thị đạt 95% - 100% và 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước; nâng cao năng lực khai thác, sử dụng nước và giảm tối đa thất thoát nước từ hệ thống các công trình thủy lợi; giảm tỷ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước xuống 10%.

Khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó khăn trong tiếp cận nguồn nước, đặc biệt là các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các đảo; nâng cao hiệu quả, giảm tổn thất sử dụng tài nguyên nước, đạt hiệu suất sử dụng nước tương đương các nước tiên tiến trong khu vực; đánh giá đúng giá trị kinh tế của nước trong các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế-xã hội.

Bảo vệ, kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa tình trạng gia tăng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, phấn đấu đến năm 2030 thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đạt từ 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% từ các đô thị từ loại V trở lên; cải thiện, phục hồi tối thiểu 20% các nguồn nước quan trọng bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm theo hướng xã hội hóa, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua khu vực dân cư tập trung, các nguồn nước có vai trò quan trọng cho cấp nước sinh hoạt, các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội….

Ưu tiên tìm kiếm nguồn nước dưới đất

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra 6 giải pháp gồm: Giải pháp về pháp luật, chính sách; giải pháp về tài chính, đầu tư; giải pháp về khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế; giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức; giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực; giải pháp về tổ chức và giám sát thực hiện quy hoạch.

Trong đó nêu rõ sẽ ưu tiên công tác điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất, nhất là các tầng chứa nước nằm sâu để phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tăng cường các giải pháp trữ lũ, giữ nước ngọt với quy mô phù hợp với từng vùng, từng lưu vực sông nhằm khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán thiếu nước vào mùa khô các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các hải đảo; thực hiện các giải pháp hạn chế khai thác nước dưới đất, bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Áp dụng các công nghệ tiên tiến để theo dõi, giám sát chặt chẽ nguồn nước liên quốc gia, phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước….

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Tại dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo đã đề xuất nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Đặc sắc lễ hội đường phố trong chuỗi hoạt động Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8

Đặc sắc lễ hội đường phố trong chuỗi hoạt động Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8

Chiều 10/3, Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 tổ chức Lễ hội Đường phố với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Nơi hội tụ 3 nền văn minh cà phê thế giới”. Các tiết mục biểu diễn mang nhiều màu sắc khiến hàng nghìn du khách yêu thích.
Đắk Lắk: Khánh thành công trình thuỷ lợi hơn 1.600 tỷ đồng

Đắk Lắk: Khánh thành công trình thuỷ lợi hơn 1.600 tỷ đồng

Ngày 10/3, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 hồ chứa nước Ea H’leo 1 tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
Lâm Đồng: Xử lý dứt điểm hoạt động khai thác cát trái phép dọc sông Đa Dâng

Lâm Đồng: Xử lý dứt điểm hoạt động khai thác cát trái phép dọc sông Đa Dâng

Ngày 10/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo UBND huyện Lâm Hà xử lý dứt điểm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép của một số tổ chức, các nhân khai thác cát không phép khu vực sông Đa Dâng và bãi bồi ven sông này, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tranh thủ xu hướng thời đại và phát huy thế mạnh của đất nước

Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tranh thủ xu hướng thời đại và phát huy thế mạnh của đất nước

Chiều tối 9/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023.
Đắk Lắk: Rừng thông 3 lá gần UBND xã bị cưa đổ làm nhiều người tiếc nuối

Đắk Lắk: Rừng thông 3 lá gần UBND xã bị cưa đổ làm nhiều người tiếc nuối

Rừng thông 3 lá nằm gần UBND xã Cư Né (huyện ủy Krông Búk, Đắk Lắk) vừa bị kẻ xấu cưa đổ khiến người dân thấy tiếc nuối.
Chính phủ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2/2023

Chính phủ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2/2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023 trong đó yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản; khắc phục nhanh nhất tình trạng ách tắc trong hoạt động đăng kiểm phương tiện giao thông; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp…
Mãi tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Mãi tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Chiều ngày 7/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Trung ương và trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Công tác cán bộ nữ có bước tiến bộ vượt bậc

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Công tác cán bộ nữ có bước tiến bộ vượt bậc

Chúng ta phải nỗ lực và quyết tâm cao hơn nữa để bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ sẽ hiện hữu sâu sắc hơn nữa trong từng người, từng gia đình, cộng đồng, xã hội, từng cấp, từng ngành, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ nói chung, nữ cán bộ quản lý và nữ trí thức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023:  Nhiều điểm check in "độc lạ" níu chân du khách

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Nhiều điểm check in "độc lạ" níu chân du khách

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 (từ ngày 10-14/3/2023) tại Đắk Lắk với 18 hoạt động chính thức nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, ngoài ra có nhiều điểm check in "độc lạ" níu chân du khách.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế

Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.
Chính phủ ban hành Nghị định mới giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong bệnh viện

Chính phủ ban hành Nghị định mới giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong bệnh viện

Ngày 3/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT) nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế, bất cập phát sinh trong thời gian vừa qua, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý và yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực TTBYT.
Y tế là nghề đặc biệt, cần có đãi ngộ đặc biệt

Y tế là nghề đặc biệt, cần có đãi ngộ đặc biệt

Về vấn đề chảy máu chất xám trong ngành y, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, Nghị quyết số 20 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII khẳng định, nghề y là nghề đặc biệt,… cần có đãi ngộ đặc biệt.
Trung tướng Tô Ân Xô: Mong người dân thông cảm khi gặp trục trặc xác nhận cư trú

Trung tướng Tô Ân Xô: Mong người dân thông cảm khi gặp trục trặc xác nhận cư trú

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, mỗi ngày có tới vài trăm nghìn giao dịch hoặc hơn, chắc chắn trong số đó có trục trặc, vận hành chưa thuần thục... Do đó, rất mong người dân thông cảm.
Bộ Y tế: Các bất cập liên quan đến mua sắm y tế sẽ được giải quyết

Bộ Y tế: Các bất cập liên quan đến mua sắm y tế sẽ được giải quyết

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận khẳng định: "Các bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết".
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, từng ngành để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần nhất quán, kiên trì, kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành để thực hiện mục tiêu này.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức

Sáng nay (2/3), sau khi được Quốc hội khóa XV bầu, tân Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam Võ Văn Thưởng nhiệm kỳ 2021-2026 tuyên thệ nhậm chức theo quy định.
Đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Võ Văn Thưởng được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ông Võ Văn Thưởng được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét bầu ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Quốc hội họp bất thường để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước

Quốc hội họp bất thường để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước

Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ được diễn ra vào sáng nay (2/3) để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xử lý nghiêm CBCCVC yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu giấy

Xử lý nghiêm CBCCVC yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu giấy

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 28/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy.
Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại

Gìn giữ, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại

Tối ngày 28/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về Văn hóa Việt Nam". Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại chương trình.
Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới

Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới

Chính phủ đã có Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Một trong những nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nêu rõ là: Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Thủ tướng: Dữ liệu là tài nguyên quốc gia, là nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số

Thủ tướng: Dữ liệu là tài nguyên quốc gia, là nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chuyển đổi số phải có tư duy đi tắt, đón đầu, đi trước, về trước, phát triển đột phá; quán triệt quan điểm dữ liệu là tài nguyên quý của quốc gia cần khai thác, phát huy để trở thành nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số, người dân cần nhìn thấy và thụ hưởng kết quả cụ thể trong chuyển đổi số.
Thủ tướng: Không yêu cầu người dân phải xuất trình, nộp sổ hộ khẩu khi giải quyết thủ tục hành chính

Thủ tướng: Không yêu cầu người dân phải xuất trình, nộp sổ hộ khẩu khi giải quyết thủ tục hành chính

Tại Chỉ thị số 05/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện Đề án 06, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt, chỉ đạo cụ thể các cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính không yêu cầu người dân phải xuất trình, nộp Sổ hộ khẩu; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa theo đúng quy định.
Luật đất đai (sửa đổi): Gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai

Luật đất đai (sửa đổi): Gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai

Theo Nghị quyết số 671 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03/01/2023 và kết thúc vào ngày 15/3/2023. Bàn về dự án Luật này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là phù hợp vai trò làm chủ của Nhân dân; đồng thời kỳ vọng sẽ gỡ bỏ được những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định đời sống xã hội.
Không phá vỡ cảnh quan, môi trường khi khai thác, sử dụng khoáng sản

Không phá vỡ cảnh quan, môi trường khi khai thác, sử dụng khoáng sản

"Không nên khuyến khích việc khai thác, sử dụng khoáng sản làm phá vỡ cảnh quan, môi trường, vì vậy, khi đánh giá trữ lượng, cấp phép khai thác phải kèm theo giải pháp công nghệ, giải pháp môi trường, không để lãng phí tài nguyên khoáng sản", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Gia Lai: Lâm tặc ngang nhiên cưa hạ 125 cây gỗ rừng

Gia Lai: Lâm tặc ngang nhiên cưa hạ 125 cây gỗ rừng

Ngày 22/2, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Gia Lai phối hợp với các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường vụ khai thác rừng trái phép quy mô lớn xảy ra tại tiểu khu 792, lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de (xã Sơ Ró, huyện Kông Chro).
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Trung Quốc thu hoạch hàng nghìn tấn sầu riêng, Việt Nam và Thái Lan sẽ chịu tác động nhiều nhất

Người đưa cây mắc ca bám rễ trên đất thị xã Nghi Sơn

Hà Tĩnh: “Nữ hoàng của các loài linh trưởng” lạc vào nhà dân được bàn giao cho ngành chức năng để thả về môi trường tự nhiên

Giá heo hơi hôm nay (23/3) tăng cao nhất 3.000 đồng sau khi đề xuất nhà nước trữ heo hơi

9 món ăn vừa lạ vừa ngon không thể bỏ qua khi đến Điện Biên

Ồ ạt chặt cà phê trồng chanh dây theo kiểu 'liều ăn nhiều' nguy cơ nhận về trái đắng

Giá nông sản hôm nay (23/3) sắc đỏ bao trùm sàn cà phê, hồ tiêu giảm đồng loạt chạm đáy 63.500 đồng/kg

Giá nông sản hôm nay (22/3) cà phê tăng tiếp 600 đồng/kg, hồ tiêu chờ thời bung trần cũ

Những loại rau trồng trong nhà cũng sống, trồng 1 lần ăn quanh năm

Tát ao nhà, một nông dân miền Tây bắt được cặp cá lóc nặng tới 14kg cực hiếm

Bỏ công sưu tầm khế rồi kỳ công tạo dáng bonsai thỏa mãn thú chơi lại kiếm thêm tiền triệu

Giá heo hơi hôm nay (22/3) loay hoay ở mức thấp kỷ lục nguy cơ đổ vỡ ngành chăn nuôi

Củ trồng bạt ngàn trên rừng được đào lên khi cây héo rũ, là thần dược cho người bị tim mạch

Loài côn trùng nhìn thấy đã sợ lại là "sung dược" của phái mạnh, giá lên tới 300.000 đồng/con vẫn được săn lùng

Loài hải sản xấu xí như "ngón tay quỷ" đặc biệt cỡ nào mà nhiều người điên đảo mua bằng mọi giá

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động