Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, Nghị định nêu rõ quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước (Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất).
Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước

Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phế duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có các quy hoạch và quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước, môi trường.

3. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 của Luật Tài nguyên nước, điều kiện quy định tại (1) và (2) nêu trên và các điều kiện sau đây:

Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình; có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.

Nghị định nêu rõ, trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng nước mà chưa có giấy phép tài nguyên nước, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước khi đáp ứng các điều kiện cấp phép theo quy định trên.

Việc xử lý các hành vi vi phạm do thăm dò, khai thác, sử dụng nước không có giấy phép tài nguyên nước thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Thời hạn của giấy phép

Tại Nghị định, thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:

Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm.

Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm.

Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu theo quy định nêu trên thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.

Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước

Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thì thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.

Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép

Nghị định nêu rõ, các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải có giấy phép bao gồm:

Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước.

2. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước bao gồm:

a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Tài nguyên nước.

b) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm.

c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây.

Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 có quy mô khai thác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vượt quá 0,1 m3/giây hoặc có các mục đích khai thác, sử dụng nước khác có quy mô khai thác vượt quá quy định tại điểm b, điểm đ khoản này thì phải thực hiện đăng ký hoặc xin phép theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW.

đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.

Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép

Nghị định cũng nêu rõ các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép như sau:

1. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, bao gồm:

a) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây.

Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định này.

b) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm;

c) Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định này và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;

d) Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.

2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép, bao gồm:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc trường hợp quy định tại Điều 16 và khoản 1 Điều này.

b) Các trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà khai thác, sử dụng nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện để cấp cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả khai thác nước cho hoạt động làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt) mà tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện này chưa được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích nêu trên.

Đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia Đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia
Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan
Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Đề xuất luật hóa chức năng nguồn nước Đề xuất luật hóa chức năng nguồn nước
Ưu tiên bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, hài hòa với yêu cầu phát triển Ưu tiên bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, hài hòa với yêu cầu phát triển
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào

Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào

Nhấn mạnh 9 nhóm trọng tâm chỉ đạo, điều hành trong 5 tháng đầu năm và chúng ta đã đạt được kết quả lớn nhất theo mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời chỉ rõ thời gian tới cần tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, tháo gỡ, xử lý các khó khăn, vướng mắc, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào, cố gắng quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cần quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội

Cần quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, người dân và doanh nghiệp đang rất cần những quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội theo hướng xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro thì cần lấy quyền an sinh xã hội của người lao động để làm tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả của chính sách khi đi vào thực tiễn cuộc sống.
Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 02/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 11 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Trình Quốc hội Luật viễn thông (sửa đổi): Tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số

Trình Quốc hội Luật viễn thông (sửa đổi): Tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số

Sáng 02/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Với 446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 90,28 %) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với tỷ lệ 90,28 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
ĐBQH đề nghị kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng

ĐBQH đề nghị kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng

Thảo luận về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội chiều 01/6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cân nhắc kéo dài thời gian thực hiện, giúp chính sách có đủ thời gian phát huy tác dụng; đồng thời, xem xét mở rộng đối tượng được áp dụng so với Tờ trình của Chính phủ.
Thông cáo báo chí số 10 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ năm, ngày 01/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

100% kết quả thủ tục hành chính một cửa được cấp bản điện tử; Điều kiện cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng với cán bộ, công chức; Không được sử dụng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp;…. là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023.
Nhận diện thẳng thắn bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Nhận diện thẳng thắn bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Ngày 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN). Các đại biểu đã phân tích, làm rõ tình hình KT-XH của đất nước thời gian qua, ghi nhận những kết quả đạt được đồng thời chỉ rõ những yếu tố bất lợi tác động đến chỉ tiêu phát triển. Các đại biểu cũng nhấn mạnh cần chú trọng tới công tác đánh giá, phân tích, dự báo.
Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 31/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Dự thính phiên họp có 105 đại biểu là thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân của 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thông cáo báo chí số 08 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 08 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ ba, ngày 30/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 8 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử

Không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), UBTVQH đã chỉ đạo rà soát cẩn trọng, toàn diện để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử.
Thông cáo báo chí số 07 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 07 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 29/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát

Ngày 27/5, thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua có nhiều đổi mới. Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, trong đó việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội

Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội

Cho ý kiến về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội thực tế còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu đề ra. Do đó, cần định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội.
Thông cáo báo chí số 06 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 06 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, ngày 27/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 6 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Liên quan đến nhanh chóng giải quyết kiến nghị của cử tri về chế độ bảo hiểm y tế, tại kỳ họp thứ 5, nhiều đại biểu cho rằng, Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh...
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức xã hội

Nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức xã hội

Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5 là có quy định cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội bảo vệ người tiêu dùng và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thông cáo báo chí số 05 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 05 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 26/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Cần bổ sung các cách thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Cần bổ sung các cách thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng 26/5 là quy định về người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Các ý kiến đề nghị cần sửa đổi quy định này nhằm giúp nhận diện rõ hơn, sát hơn nhóm này, bổ sung các cách thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, đồng thời cần xác định mang tính bao quát một số nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương.
Đề xuất bỏ quy định giá trị giao dịch để giải quyết vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đề xuất bỏ quy định giá trị giao dịch để giải quyết vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát biểu thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng 26/5, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất bỏ quy định về giá trị giao dịch trong điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bảo đảm cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

Bảo đảm cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh

Sáng 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, dự thảo Luật tiếp thu nhiều ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, bảo đảm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng.
“Địa chỉ đỏ” lưu giữ những kỷ vật thiêng liêng về Bác

“Địa chỉ đỏ” lưu giữ những kỷ vật thiêng liêng về Bác

Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là “địa chỉ đỏ” có sức sống trường tồn trong tâm hồn người dân xứ Thanh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Thông cáo báo chí số 4 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 4 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ năm, ngày 25/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Thông cáo báo chí số 03 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 03 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 24/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Apple TV 4K sẽ hỗ trợ gọi FaceTime bằng camera iPhone

Rầm rộ trồng sầu riêng trên đảo, trong đất liền, Trung Quốc sớm thất vọng khi chỉ thu được 50 tấn

Loại quả dại bé như hạt tiêu, xưa rụng đầy không ai nhặt, nay là đặc sản hiếm 300.000 đồng/kg

Dự báo giá vàng ngày 6/6: Quay đầu trượt dốc

Giá heo hơi hôm nay 07/6: Nghịch lý nuôi heo có lãi hộ nhỏ lẻ vẫn trắng tay còn đối mặt với nguy cơ xóa sổ

Xuất khẩu tăng vọt gấp 6 lần vì sao sầu riêng Việt Nam vẫn kém xa hàng Thái?

Biến đồ phế liệu thành bàn xoay bonsai thu ngay vài chục triệu mỗi tháng

Tưởng chỉ có ở Hàn Quốc, dưa hấu tí hon Đà Lạt mang hương thơm đặc biệt của 10 loại trái cây

Giá heo hơi hôm nay 06/6: Dồn dập giảm, giá heo bất ngờ tăng trở lại mức cao nhất 60.000 đồng/kg

Sắp đến vụ thu hoạch sầu riêng vẫn ách tắc cấp mã số vùng trồng, Đắk Lắk tìm cách tháo gỡ

Giá nông sản hôm nay 07/6: Cà phê robusta duy trì đà tăng, hồ tiêu giảm mạnh chạm đáy 71.000 đồng/kg

Giá nông sản hôm nay 06/6: Cà phê bật tăng đồng loạt sát ngưỡng 62, hồ tiêu lặng sóng

Nơi kỳ lạ trên trái đất, cây to cao gấp 5 lần bình thường phát hiện nhiều thực vật sắp tuyệt chủng

Loại lá cây rách thủng bạc thếch được chốt giá tiền tỷ, thú đam mê hay chiêu trò?

Dịch châu chấu ở Nghệ An, huy động cả máy bay không người lái, người dân đi bắt cả đêm làm món đặc sản

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động