![]() |
Trái chúc An Giang là trái gì?
Trái chúc hay còn được gọi là chanh Thái, trấp hoặc trúc là một loài thuộc chi cam chanh là loại cây bản địa của Lào, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Hiện nay, chúng được trồng rộng rãi trên khắp thế giới để làm ra các loại gia vị, hương liệu và mỹ phẩm.
Ở Việt Nam, miền Bắc gọi loài cây này là trấp (chấp, giấp), còn ở vùng Tây Nam Bộ - cụ thể là ở An Giang thì được gọi là trúc (chúc) hay trúc thơm.
Lá chúc mọc so le nhau, hình trứng thuôn dài và không có lá mầm. Mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt, có mùi rất thơm, cùng với cuống lá dài mở rộng ra hoặc cũng có khi to bằng phiến lá, tạo nên hình dáng tương tự như số 8.
Gốc lá hình khối hoặc tròn, lá thường được cắt nhỏ và dùng làm gia vị cho nhiều món ăn Đông Nam Á như súp, cơm, salad, cà ri,… Lá chúc có mùi thơm hăng nồng, vị chua the, vừa giống với hương vị lá chanh, lá bưởi non lại vừa giống với tinh dầu lá cari tươi,…
Hoa nhỏ, có màu trắng, thơm, cánh hoa thuôn dài, có màu trắng pha chút hồng, đài hoa 4 thùy màu trắng viền tím.
![]() |
Quả to hơn quả chanh, có hình cầu hoặc hình trứng, nhiều màu, xù xì, nhăn nheo, hình trứng. Lúc đầu quả có màu xanh còn khi chín sẽ chuyển sang màu xanh vàng, đường kính 5 – 7cm. Vỏ quả dày, phần cùi có màu vàng nhạt, rất chua và đắng.
Vỏ có vị chua và thường được dùng làm gia vị ở dạng cắt hạt lựu hoặc nghiền. Quả chúc có chứa nhiều hạt nhiều, có khía và có hình trứng thuôn dài. Quả chúc ít nước cốt hơn giống chanh thường với vị chua thanh, hậu vị the the, thơm lâu và nồng hơn chanh giấy.
Nếu trước trái chúc có đầy không ai hái thì giờ người dân đã biết tận dụng tất tần tật mọi thứ liên quan đến loại cây này để chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thậm chí họ còn quảng bá chúng với khách du lịch, tạo nên nét đặc trưng riêng chỉ có An Giang mới có.
Đến An Giang, du khách có thể tìm mua trái chúc tại các chợ nông sản, cửa hàng bán trái cây… với giá 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, chị em nội trợ trên khắp mọi miền có thể tìm mua chúng tại siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử với giá 120.000 đồng/kg.
Công dụng của trái chúc
Tăng cường sức khỏe răng miệng
![]() |
Trong lá chúc có chứa tính sát khuẩn vì vậy người ta thường sử dụng tinh dầu trong lá để vệ sinh răng, miệng được sạch sẽ hơn. Bạn chỉ cần lấy lá chúc chà trực tiếp lên nướu là đã có thể ngăn chặn những vi khuẩn có hại.
Hỗ trợ diều trị các vấn đề về tiêu hóa
Trong trái chúc chứa các thành phần có tác dụng chống viêm và kích thích hệ tiêu hóa. nước ép từ quả có thể làm giảm các triệu chứng táo bón, khó tiêu và đưa ruột trở lại bình thường. Điều này cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đường tiêu hóa như ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ hoặc loét dạ dày.
Khả năng giảm căng thẳng
![]() |
Chiết xuất tinh dầu trong lá hoặc vỏ quả giúp giảm căng thẳng, lo lắng. Chúng hữu ích trong việc trị liệu bằng hương thơm. Nếu bạn bị lo lắng hoặc rối loạn thần kinh, hãy hít hơi từ tinh dầu chúc có thể làm dịu cơ thể và tâm trí.
Hỗ trợ phòng chống côn trùng và bò sát
![]() |
Trong nước ép của trái chúc chứa 2 hợp chất Citronellol và Limonene có tác dụng xua đuổi các loài côn trùng như muỗi, vì vậy bạn có thể thoa nước chúc lên vùng da trên cơ thể để tránh tình trạng bị côn trùng đốt.
Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên bôi thử một ít trước để kiểm tra xem da có bị kích ứng không, nếu không bị thì có thể tiếp tục sử dụng.
Ngoài ra, cây chúc được trồng trước nhà có khả năng ngăn chặn các loài bò sát vào nhà và nó còn là 1 trong 4 vị thuốc hiệu quả trong việc giúp điều trị vết rắn cắn.
Hỗ trợ sức khỏe làn da
![]() |
Các hợp chất chống oxy hóa và acid trong nước chúc có tác dụng trung hòa các gốc tự do. Bằng cách chà trực tiếp lá chúc lên bàn tay sẽ đem đến cho bạn một làn da với hương thơm cực kỳ dịu nhẹ và tươi mát.
Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra phản ứng của da với lá chúc ở cổ tay trước khi sử dụng để tránh kích ứng nhé!
Tăng cường hệ miễn dịch
![]() |
Các bộ phận của cây như: lá chúc, vỏ trái chúc còn chứa các chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Do đó khi tắm, bạn có thể bỏ thêm vỏ hoặc lá chúc tươi vào bồn nước nóng để tạo nên hương thơm giúp thư giãn đầu óc.
Giúp tóc khỏe mạnh
![]() |
Trên thực tế cho biết tinh dầu trái chúc và lá chúc có khả năng hỗ trợ tăng cường sự chắc khỏe cho các nang tóc và giữ ẩm cho da đầu.
Minh chứng cho công dụng đó, những người phụ nữ Khmer còn sử dụng trái và lá chúc để gội đầu để tóc mượt, giúp mái tóc trở nên sáng bóng và không bị gàu.
Khử mùi hiệu quả
![]() |
Nhờ có hương thơm đặc trưng mà chúc còn có thể dùng như là chất để khử mùi tanh của các loại thịt có độ đạm cao như: bò, gà, lươn,...
Ngoài ra, bạn có thể vò lá chúc bỏ vào túi và sử dụng như những túi thơm vô cùng hiệu quả.
Dễ dàng thêm vào các công thức nấu ăn
![]() |
Trên cây chúc, người ta thường sử dụng trái chúc (gồm cả phần nước cốt lẫn vỏ) và lá chúc để làm gia vị trong các công thức nấu ăn.
Đối với trái chúc, phần nước cốt được sử dụng để trộn gỏi, nước chấm, nấu canh,... còn phần vỏ dùng làm hương liệu khử mùi và tạo hương cho các loại nước uống.
Phần lá thường là nguyên liệu giúp gia tăng hương vị cho nhiều món ăn Ấn Độ, Malaysia, Lào,... Lá chúc non được sử dụng trong món salad, dùng nguyên lá khi nấu súp, cà ri, lẩu Thái hoặc ướp các loại thịt: lợn, cừu, gà,…
Trái chúc giúp tăng khả năng hấp thụ sắt
![]() |
Sắt là khoáng chất cần thiết để tạo hồng cầu và vận chuyển oxy trong cơ thể. Nồng độ sắt trong máu thấp có thể gây thiếu máu thiếu sắt. Các dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt bao gồm mệt mỏi, khó thở khi tập thể dục, xanh xao, da và tóc khô.
Người ăn chế độ thuần chay hoặc ăn chay có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt cao hơn. Vì sản phẩm có nguồn gốc thực vật chứa dạng sắt không hấp thụ tốt như sắt từ thịt và các sản phẩm động vật khác.
Trái chúc là thực phẩm giàu vitamin C giúp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt bằng cách cải thiện hấp thụ sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Một nghiên cứu trên người có chế độ ăn chay cho thấy: uống một ly nước từ trái chúc cùng với bữa ăn chay làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 70%.
Cây chúc làm món gì ngon?
Toàn cây chúc có tinh dầu rất thơm nên được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các món ăn ngon. Trong đó, bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá và quả (bao gồm nước cốt, vỏ quả).
Lá chúc
![]() |
Lá chúc có vị the the như lá chanh nhưng hương thơm nồng nàn, gắt hơn, vị lá không đắng, nấu lâu ở nhiệt độ cao không mất hương. Lá chúc non được dùng trong các món salad, thêm vào khi nấu súp, cà ri bằng cách cắt nhuyễn hay thái sợi hoặc làm nước sốt để ướp thịt heo, thịt bò hay thịt gà.
Bạn có thể rắc lá chúc đã thái sợi lên các món như gà luộc, cá lóc hấp, ếch xào lăn, thịt kho, cá kho, gỏi gà, lẩu,... để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Trái của cây chúc
![]() |
Trái cây chúc có công dụng như chanh. Ta dùng nước cốt trái chúc để khử mùi hải sản, trộn gỏi, pha nước chấm, vắt vào bún, phở, hủ tiếu, pha thức uống,.. Nước cốt trái chúc có vị chua gắt, mùi thơm nồng đậm và tỏa hương rất mạnh.
Vỏ trái của cây chúc
![]() |
Vỏ trái cây chúc được làm hương liệu để khử mùi nước, làm sạch và tạo hương cho các loại thức uống. Vỏ trái cây chúc có vị đặc trưng là đắng, cay và mùi thơm dịu nhẹ nên rất thích hợp để là tăng thêm hương vị thanh mát cho các món nước soda,...
Lưu ý khi dùng trái chúc
Trong loại trái này chứa một lượng đáng kể các furanocoumarin ở vỏ và cùi. Furanocoumarin là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da. Nếu sử dụng với lượng nhiều và trong thời gian dài có thể gây: Xói mòn men răng; Buồn nôn, nôn; Ợ nóng, Các vấn đề tiêu hòa khác..... Vì vậy, cần hỏi ý kiến bác sĩ khi cần sử dụng trong thời gian dài.
Trái chúc cũng như các bộ phận khác của cây có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Toàn cây có tinh dầu được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm hay trong nấu nướng. Chúc không chỉ tạo hương vị mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe. Hy vọng bài viết này giúp bạn biết hơn về chúc. Hãy thử trải nghiệm một lần loại quả này khi ghé qua An Giang nhé!