Mãi tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Chiều ngày 7/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Trung ương và trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Trung ương và trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 - Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Trung ương và trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022. Ảnh: VGP

"Thưa đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Kovalevskaia.

Thưa các đồng chí nữ Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí nữ là lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và nhà khoa học nữ!

Thưa toàn thể các quý vị đại biểu!

1. Hôm nay, trong không khí ấm áp của mùa xuân, nhân kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chúng ta cùng gặp mặt để ghi nhận, trân trọng, tôn vinh những nỗ lực cố gắng, phấn đấu và tiến bộ, cùng sự đóng góp to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước bền vững. Cuộc gặp còn có ý nghĩa hơn khi chúng ta tổ chức trao giải thưởng Kovalevskaia cho các nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2022.

Trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi tới các Mẹ Việt Nam Anh hùng và toàn thể phụ nữ Việt Nam trong nước và ngoài nước, chị em nữ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, các quý vị đại biểu tham dự buổi gặp mặt hôm nay lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất!

Thưa các đồng chí và toàn thể chị em!

2. Ngay từ thuở bình minh của lịch sử dân tộc, phụ nữ nước ta đã nêu cao tinh thần yêu nước, bất khuất, khí phách quật cường mà hình ảnh tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu và nhiều bậc tiền bối khác. Trong các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc, những tấm gương luôn tỏa sáng của nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Chiên, Võ Thị Thắng… cùng sự hy sinh cao cả của các Mẹ Việt Nam Anh hùng là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng; được Bác Hồ kính yêu dành tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

Ngày nay, dù ở bất kỳ hoàn cảnh và vị trí, vai trò công tác nào, phụ nữ Việt Nam luôn phát huy cao độ giá trị truyền thống và phẩm chất tốt đẹp đó, đoàn kết, năng động, sáng tạo, "giỏi việc nước, đảm việc nhà", có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong phòng chống đại dịch COVID-19, để nước ta chuyển đổi thành công trạng thái từ chống dịch bằng biện pháp hành chính sang chống dịch bằng các biện pháp khoa học, có sự đóng góp quan trọng của phụ nữ.

Thưa toàn thể chị em phụ nữ!

3. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới. Điều đó được thể hiện xuyên suốt qua các chủ trương, đường lối, chính sách, nhất là Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 16 của Trung ương, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 37 của Ban Bí thư…, Hiến pháp năm 2013, Luật Bình đẳng giới… (trên thực tế, Việt Nam là một trong số hiếm hoi các quốc gia trên thế giới có 2 ngày trong năm để tôn vinh phụ nữ - ngày 8/3 và 20/10).

Năm qua, mặc dù trong bối cảnh với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự nỗ lực, quyết liệt, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự cố gắng của chính chị em, công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới đã có nhiều kết quả tích cực:

(1) Về xây dựng, hoàn thiện thể chế. Chúng ta đã tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới; xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với nhiều chính sách cụ thể, tăng cường bảo vệ phụ nữ. Nhiều đề án quan trọng nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, phát huy vai trò của phụ nữ được ban hành, triển khai (như Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025; Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030…).

(2) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới được triển khai tích cực, rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tăng cường chuyển đổi số để đưa thông tin đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Lần đầu tiên chúng ta có một chương trình truyền thông riêng về bình đẳng giới nhằm tạo sự đột phá và hiệu quả về nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.

(3) Vai trò của các tổ chức Hội phụ nữ được nâng cao, nhất là vai trò đại diện; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới. Tôi rất vui mừng với thành công của Đại hội XIII Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đại hội đã thông qua nghị quyết, hoàn thiện tổ chức bộ máy và triển khai tích cực các hoạt động; góp phần cùng Đảng, Nhà nước, chính quyền và các cấp triển khai thực hiện thành công các chương trình, đề án về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Quang cảnh buổi gặp mặt  - Ảnh: VGP
Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: VGP

(4) Nguồn kinh phí hỗ trợ công tác bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm đầu tư, bố trí trong kinh phí thường xuyên của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Ngoài ra, cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều được bố trí ngân sách phục vụ công tác bình đẳng giới; riêng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã dành gần 2.400 tỷ đồng cho công tác bình đẳng giới, phụ nữ, trẻ em.

(5) Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được quan tâm, đẩy mạnh, chủ động trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của Việt Nam về bình đẳng giới tại các diễn đàn quốc tế; tham gia tích cực vào Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu năm 2022; xây dựng Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 9 về tình hình thực hiện công ước CEDAW; bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 5 và thứ 6 về tình hình thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em…

(6) Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh về một số kết quả cụ thể:

- Về phụ nữ tham gia hoạt động chính trị: Tỉ lệ nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng và Nhà nước được nâng cao về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội nước ta chiếm 30,3%, xếp thứ 64 trên thế giới, thứ 4 ở Châu Á và đứng đầu các nước Đông Nam Á, với năng lực, tầm nhìn, tư duy đổi mới. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm 50%, tiệm cận với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025. Mới đây nhất, Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư, là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận cương vị này.

- Về tham gia hoạt động khoa học: Số lượng cán bộ trí thức nữ tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng tăng; có nhiều thành công trong nước và quốc tế, được thế giới ghi nhận, mang lại giá trị kinh tế cao. Trong đó, có nhiều tập thể và cá nhân được trao giải thưởng Kovalevskaia cao quý (trong 37 năm qua đã có 21 tập thể và 52 nhà khoa học nữ xuất sắc trên các lĩnh vực đã được trao tặng giải thưởng Kovalevskaia)…

Và hôm nay chúng ta tổ chức trao 2 giải Kovalevskaia cho 10 nhà khoa học nữ có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc. Tôi nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương Tập thể nữ Bộ môn Hóa dược, Khoa Công nghệ Hóa dược, Trường Đại học Dược Hà Nội và GS.TS. Lê Minh Thắng (Đại học Bách khoa Hà Nội). Đây là những tấm gương điển hình nữ về đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đại diện cho trí tuệ, khát vọng của các thế hệ người Việt Nam chúng ta.

- Sự đóng góp của chị em phụ nữ ở các lĩnh vực khác là rất lớn, từ các tầng lớp nông dân, công nhân, người lao động, văn nghệ sĩ, công chức, viên chức, giáo viên, nhà báo, luật sư, doanh nhân, đến các vận động viên, cán bộ ngoại giao, lực lượng vũ trang, quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc...

- Trong mỗi gia đình, phụ nữ là người giữ ấm, giữ lửa, là nguồn lực, động lực phát triển gia đình và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, của xã hội.

Những đóng góp bền bỉ, to lớn của các thế hệ nối tiếp thế hệ phụ nữ ngày càng tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và tiếp tục khẳng định lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tươi đẹp, rực rỡ".

Những kết quả đạt được về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ nước ta năm qua đã được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Việt Nam xếp 83/146 về chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới, tăng 4 bậc so với năm 2021. Chúng ta là một trong 14 quốc gia đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu cao. Trong những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới và những kết quả của năm 2022, có sự đóng góp quan trọng của phụ nữ Việt Nam.

Nhân dịp này, tôi ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.

4. Tuy vậy, chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác này. Nhận thức và thực hiện về bình đẳng giới có mặt còn hạn chế. Nhiều phụ nữ nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận kiến thức mới, đào tạo nghề, thiếu vốn, mặt bằng sản xuất, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Lao động nữ dễ bị tổn thương, bị mất việc làm, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Không ít lao động nữ xuất khẩu, giúp việc gia đình, lấy chồng nước ngoài còn đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro. Việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bảo đảm nhà trẻ, trường học cho con em công nhân ở các khu công nghiệp còn hạn chế, nhất là việc bảo đảm nhà ở xã hội. Môi trường an toàn cho trẻ em chưa thực sự được bảo đảm, nhất là liên quan tới kỹ năng sinh tồn, chống đuối nước, cháy nổ, tai nạn, bạo lực, ma túy học đường. Bạo lực gia đình vẫn chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, triệt để. Định kiến giới và những rào cản về văn hóa vẫn đang ảnh hưởng đến sự phát triển chung của phụ nữ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Kovalevskaia trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 cho các nhà khoa học có những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc - Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Kovalevskaia trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 cho các nhà khoa học có những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Ảnh: VGP

Thưa toàn thể các đồng chí, quý vị đại biểu!

5. Việc bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một nhiệm vụ mang tính dài hạn, liên tục, cần sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể và cả xã hội.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục khẳng định: "Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới…". Để phát huy tài năng, trí tuệ, lòng nhân ái và truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc phục hồi và phát triển KTXH; đồng thời thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Các cấp lãnh đạo đi sát hơn, thiết thực hơn, thì phong trào phụ nữ chắc rộng hơn, mạnh hơn nữa", tôi yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, hội phụ nữ, thực hiện tốt các trọng tâm sau:

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; triển khai thực chất các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ nữ, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

- Tập trung thực hiện hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030; 3 chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến công tác phụ nữ, bình đẳng giới. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; trong đó đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Bình đẳng giới, Luật Dân số; hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và các văn bản có liên quan.

- Quan tâm hơn nữa công tác quy hoạch nguồn cán bộ nữ làm lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu.

Bộ Nội vụ triển khai hiệu quả Đề án Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trẻ và cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ của chính quyền địa phương ở nước ngoài giai đoạn 2023-2025.

- Tạo môi trường, điều kiện để phát huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối (blockchain)…; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít carbon, kinh tế tri thức...

Nhân đây, tôi đề nghị Ủy ban giải thưởng Kovalevskaia tiếp tục lựa chọn và tôn vinh các tập thể, cá nhân nữ tiêu biểu có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, có giá trị thiết thực, tạo động lực, truyền cảm hứng, có tính lan tỏa cao trong đời sống xã hội. Trong đó, lưu ý quan tâm đến các khoa học nữ trẻ, dân tộc thiểu số có nhiều triển vọng.

- Đối với các cấp Hội phụ nữ, cần tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống và những kết quả đã đạt được thời gian qua, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, để thực hiện hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm và 4 nhóm giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Thưa toàn thể các đồng chí và quý vị đại biểu!

6. Tôi tin tưởng rằng, truyền thống nhân hậu, đảm đang, trí tuệ và cống hiến sẽ được kế thừa, nuôi dưỡng và phát triển trong mỗi người phụ nữ Việt Nam. Phẩm chất tốt đẹp ấy là sự hội tụ của trí tuệ, bản lĩnh, tảo tần, sự hy sinh để nuôi dưỡng tình yêu thương, hạnh phúc cho mỗi thành viên trong gia đình và đóng góp cho xã hội, cộng đồng. Phẩm chất ấy sẽ mãi tỏa sáng, làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng hùng cường và thịnh vượng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, kính chúc các Mẹ Việt Nam Anh hùng luôn mạnh khỏe, chúc toàn thể phụ nữ và các đồng chí nữ lãnh đạo, quản lý, các nữ trí thức, phụ nữ ở mọi miền đất nước và ở nước ngoài luôn tươi trẻ, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!"

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Công tác cán bộ nữ có bước tiến bộ vượt bậc Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Công tác cán bộ nữ có bước tiến bộ vượt bậc
Tổng hợp những loại hoa dành tặng phái nữ ngày 8/3 cực ý nghĩa Tổng hợp những loại hoa dành tặng phái nữ ngày 8/3 cực ý nghĩa
Nữ kỹ sư lộ tuyệt chiêu để có vườn hồng đẹp ngất ngây, hóa ra nhàn không tưởng Nữ kỹ sư lộ tuyệt chiêu để có vườn hồng đẹp ngất ngây, hóa ra nhàn không tưởng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sẽ cân nhắc thấu đáo việc thành lập Quỹ hỗ trợ cho người lao động

Sẽ cân nhắc thấu đáo việc thành lập Quỹ hỗ trợ cho người lao động

Trước nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp ngăn chặn, hạn chế làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần sau đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, cần tìm ra nguyên nhân để có các giải pháp cụ thể cho vấn đề này, đồng thời sẽ cân nhắc thấu đáo việc thành lập Quỹ hỗ trợ cho người lao động.
Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 05/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 12 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Dấu ấn Bác Hồ với người dân miền đất võ Tây Sơn

Dấu ấn Bác Hồ với người dân miền đất võ Tây Sơn

Người dân miền đất võ (huyện Tây Sơn, Bình Định) mãi luôn ghi nhớ dấu ấn người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đến huyện Tây Sơn nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc làm tri huyện Bình Khê để thăm cha và sau đó lên đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở

Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà ở.
Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo

Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo

Sáng 5/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Chất vấn 4 Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Chất vấn 4 Bộ trưởng và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Theo Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, tuần làm việc thứ 3 diễn ra từ ngày 5/6- 11/6/2023, trong đó, trọng tâm là hoạt động chất vấn. Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và 4 Bộ trưởng các nhóm vấn đề: lao động, thương binh và xã hội; giao thông vận tải; khoa học và công nghệ; dân tộc.
Sẽ đẩy mạnh kiểm tra việc cấp bằng lái xe và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe

Sẽ đẩy mạnh kiểm tra việc cấp bằng lái xe và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, thời gian tới, lực lượng công an sẽ đẩy mạnh kiểm tra việc cấp bằng lái xe và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe.
Bộ Công Thương đưa ra 03 giải pháp đảm bảo cung ứng điện những tháng cao điểm nắng nóng

Bộ Công Thương đưa ra 03 giải pháp đảm bảo cung ứng điện những tháng cao điểm nắng nóng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo điện, chỉ đạo các đơn vị quyết liệt, khẩn trương thực hiện một số nhóm nhiệm vụ để ứng phó, đảm bảo cung ứng điện trong những tháng cao điểm nắng nóng.
Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh COVID-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 3/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào

Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào

Nhấn mạnh 9 nhóm trọng tâm chỉ đạo, điều hành trong 5 tháng đầu năm và chúng ta đã đạt được kết quả lớn nhất theo mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời chỉ rõ thời gian tới cần tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, tháo gỡ, xử lý các khó khăn, vướng mắc, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào, cố gắng quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cần quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội

Cần quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, người dân và doanh nghiệp đang rất cần những quyết sách thiết thực để duy trì và bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội theo hướng xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro thì cần lấy quyền an sinh xã hội của người lao động để làm tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả của chính sách khi đi vào thực tiễn cuộc sống.
Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 02/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 11 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Trình Quốc hội Luật viễn thông (sửa đổi): Tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số

Trình Quốc hội Luật viễn thông (sửa đổi): Tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số

Sáng 02/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Với 446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 90,28 %) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với tỷ lệ 90,28 % đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
ĐBQH đề nghị kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng

ĐBQH đề nghị kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng

Thảo luận về việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội chiều 01/6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cân nhắc kéo dài thời gian thực hiện, giúp chính sách có đủ thời gian phát huy tác dụng; đồng thời, xem xét mở rộng đối tượng được áp dụng so với Tờ trình của Chính phủ.
Thông cáo báo chí số 10 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ năm, ngày 01/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6/2023

100% kết quả thủ tục hành chính một cửa được cấp bản điện tử; Điều kiện cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng với cán bộ, công chức; Không được sử dụng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp;…. là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023.
Nhận diện thẳng thắn bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Nhận diện thẳng thắn bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Ngày 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN). Các đại biểu đã phân tích, làm rõ tình hình KT-XH của đất nước thời gian qua, ghi nhận những kết quả đạt được đồng thời chỉ rõ những yếu tố bất lợi tác động đến chỉ tiêu phát triển. Các đại biểu cũng nhấn mạnh cần chú trọng tới công tác đánh giá, phân tích, dự báo.
Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 9 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 31/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 9 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Dự thính phiên họp có 105 đại biểu là thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân của 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thông cáo báo chí số 08 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 08 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ ba, ngày 30/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 8 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử

Không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), UBTVQH đã chỉ đạo rà soát cẩn trọng, toàn diện để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, không làm phát sinh thêm các thủ tục hành chính, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện giao dịch điện tử.
Thông cáo báo chí số 07 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 07 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 29/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát

Ngày 27/5, thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua có nhiều đổi mới. Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, trong đó việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá việc thực hiện kết quả giám sát được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội

Hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội

Cho ý kiến về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội thực tế còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu đề ra. Do đó, cần định hình rõ hệ thống chính sách hỗ trợ để đúng đối tượng thụ hưởng, hạn chế tối đa việc trục lợi từ hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội.
Thông cáo báo chí số 06 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 06 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ bảy, ngày 27/5/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 6 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Liên quan đến nhanh chóng giải quyết kiến nghị của cử tri về chế độ bảo hiểm y tế, tại kỳ họp thứ 5, nhiều đại biểu cho rằng, Luật Bảo hiểm y tế cần được sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh...
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động