Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan

Nước là tài nguyên chiến lược, cần bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan

Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 nhóm giải pháp để thúc đẩy, nâng cao chất lượng nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác bền vững, hiệu quả và sử dụng nguồn tài nguyên nước liên quốc gia một cách công bằng, hài hòa, hợp lý, gắn kết, cùng có lợi, trên cơ sở tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương, bảo đảm công bằng, công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước. Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước. Ảnh: VGP

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước.

Hội nghị do Chính phủ Nhật Bản đăng cai tổ chức tại thành phố Kumamoto từ ngày 23-24/4 với sự tham dự của Nhà vua và Thủ tướng Nhật Bản, nhiều Nguyên thủ và Thủ tướng các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 6 nước ASEAN khác gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Thái Lan.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thay mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và với tình cảm cá nhân gửi lời chúc sức khỏe và chúc mừng tốt đẹp tới Nhà vua Nhật Bản, các nhà lãnh đạo và các đại biểu tham dự Hội nghị.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế. Ảnh: VGP
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế. Ảnh: VGP

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh những tác động cộng hưởng chưa từng có của các thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, đã và đang để lại những hệ lụy to lớn và nhiều mặt cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Thủ tướng khẳng định để chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của những thách thức này, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, bao trùm và xuyên quốc gia, nhất là quá trình phục hồi sau đại dịch, nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố then chốt, quyết định, nhưng hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá. Đây là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, và tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm biện pháp để triển khai tại khu vực.

Thứ nhất, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cởi mở, minh bạch, thực chất, cùng có lợi; cộng đồng quốc tế cùng thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quốc tế về tài nguyên nước nhất là Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, Thỏa thuận Paris và cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu, Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai.

Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Thứ hai, đề nghị Nhật Bản và các nước phát triển quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng nước nhằm quản lý hiệu quả, khai thác bền vững và phân bổ công bằng tài nguyên nước; ưu tiên quản lý bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái với các giải pháp thuận theo tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm công bằng công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.

Thứ ba, tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới như Ủy hội sông Mekong quốc tế và các cơ chế hợp tác lưu vực sông khác; tập trung thúc đẩy các giải pháp toàn diện bao gồm chuyển đổi số, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường quản trị nước thông minh…

Đối với Việt Nam, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, sự phát triển thuỷ điện quá tải ở nhiều nơi, cùng với đó là các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, cần được quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, an toàn, đảm bảo vệ sinh, hiệu quả để thúc đẩy phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững; bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để quản lý, phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững và hiệu quả, cùng có lợi tài nguyên nước từ các dòng sông.

Ảnh: VGP
Ảnh: VGP

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của các đối tác quốc tế, trong đó có Nhật Bản và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong các dự án hợp tác phát triển hạ tầng tài nguyên nước và không làm thay đổi quá lớn về dòng chảy tự nhiên của các dòng sông, nhất là sông Mê Công. Thủ tướng cũng khẳng định ủng hộ Tuyên bố Kumamoto do Chính phủ Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị.

Hội nghị Thượng đỉnh Nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto đưa ra tại Diễn đàn nước toàn cầu lần thứ 4 năm 2006, được tổ chức theo định kỳ 2-3 năm/lần và tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề nước, mục đích nhằm tạo diễn đàn để các nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức trong khu vực trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước.

Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nghiên cứu tăng tính đa dạng thực vật và độ màu mỡ của đất

Nghiên cứu tăng tính đa dạng thực vật và độ màu mỡ của đất

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đồng cỏ chăn thả ít được quản lý chặt chẽ của Anh có trung bình nhiều loài thực vật hơn 50% và chất lượng đất tốt hơn so với đồng cỏ được quản lý chặt chẽ. Nghiên cứu mới có thể giúp nông dân tăng cả đa dạng sinh học và sức khỏe của đất, bao gồm cả lượng các-bon trong đất ở vùng nông thôn nước Anh.
Biến nước thải thành phân bón giúp nền nông nghiệp bền vững hơn

Biến nước thải thành phân bón giúp nền nông nghiệp bền vững hơn

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Drexel, nước thải thoát ra từ các vũng bùn thải khổng lồ có khả năng đóng một vai trò trong việc khiến nền nông nghiệp bền vững hơn. Một nghiên cứu mới, xem xét quy trình loại bỏ amoniac khỏi nước thải và chuyển hóa nó thành phân bón, cho thấy rằng giải pháp này không chỉ khả thi về mặt kỹ thuật mà còn có thể giúp giảm tác động môi trường và năng lượng của việc sản xuất phân bón.
Thiết kế chuồng mới có thể tăng gấp bốn lần sản lượng cá hồi Scotland

Thiết kế chuồng mới có thể tăng gấp bốn lần sản lượng cá hồi Scotland

Công nghệ mới hỗ trợ sản xuất cá hồi ở các địa điểm xa bờ có thể mang lại thêm 4,2 tỷ bảng doanh thu cho ngành nuôi trồng thủy sản của Scotland, sau kết quả của một dự án nghiên cứu tiên phong do công ty khởi nghiệp Impact-9 dẫn đầu.
Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT): Vũ khí mới cho bệnh nhận ung thư gan giai đoạn sớm

Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT): Vũ khí mới cho bệnh nhận ung thư gan giai đoạn sớm

Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) có ưu điểm tập trung liều rất cao cho khối u, giảm liều nhanh ở ngoài thể tích xạ trị với độ chính xác cao trong điều trị khối u gan, phổi, tụy, thượng thận…
Xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030

Xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030 hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, tuân thủ cam kết hội nhập quốc tế, phù hợp xu thế phát triển tiêu chuẩn quốc tế và các nước tiên tiến trong khu vực.
Xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương

Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và các tổ chức liên quan xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương, tổ chức đánh giá, thử nghiệm tại một số địa phương nhằm đo lường năng lực, kết quả đổi mới sáng tạo của từng địa phương.
Kỳ vọng Mỹ sẽ tiếp tục giảm thuế CBPG với mật ong Việt Nam

Kỳ vọng Mỹ sẽ tiếp tục giảm thuế CBPG với mật ong Việt Nam

Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam cho biết, khoảng tháng 3, tháng 4/2023 Mỹ sẽ điều tra định kỳ với mật ong Việt Nam, kỳ vọng mức thuế chống bán phá giá sẽ tiếp tục giảm và sẽ thúc đẩy xuất khẩu mật ong sang thị trường này.
Hội thảo khoa học thúc đẩy “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số”

Hội thảo khoa học thúc đẩy “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số”

Nhằm tăng cường trao đổi các kết quả nghiên cứu khoa học, tạo diễn đàn học thuật thảo luận về các vấn đề liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông, ngày 27/10, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia "Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số".
Hoa Kỳ chưa có kết luận vụ kiện lẩn tránh thuế đối với gỗ dán cứng và tủ gỗ của Việt Nam

Hoa Kỳ chưa có kết luận vụ kiện lẩn tránh thuế đối với gỗ dán cứng và tủ gỗ của Việt Nam

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, đến thời điểm này Hoa Kỳ chưa kết luận vụ kiện lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán cứng và tủ gỗ.
Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

Chương trình đặt mục tiêu xây dựng và nhân rộng được các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù, phát huy được thế mạnh của từng địa phương, vùng, miền trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy liên kết sản xuất và phát triển thị trường theo chuỗi giá trị nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và sản phẩm đặc thù địa phương.
12 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

12 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Danh sách cảnh báo sản phẩm của Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại gồm 12 sản phẩm như gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ gỗ, ghế sofa có khung gỗ...
Góp ý quy định về kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Góp ý quy định về kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước.
Nghiên cứu hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng do giá xăng, dầu

Nghiên cứu hỗ trợ ngư dân ảnh hưởng do giá xăng, dầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để có chính sách phù hợp cho các đối tượng nông dân sản xuất kinh doanh. Đến nay, tàu cá ngừng hoạt động chiếm khoảng 40-50% do giá xăng, dầu tăng cao.
Hạt nhựa HDPE xuất khẩu sang Philippines không bị áp dụng thuế tự vệ

Hạt nhựa HDPE xuất khẩu sang Philippines không bị áp dụng thuế tự vệ

Philippines không áp dụng thuế tự vệ đối với hạt nhựa HDPE nhập khẩu từ Việt Nam do Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia đang phát triển có lượng nhập khẩu dưới 3%.
Quy định việc quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cấp nước sạch

Quy định việc quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cấp nước sạch

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Nghị định số 43/2022/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch không gian biển quốc gia

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch không gian biển quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 788/QĐ-TTg ngày 29/6/2022 thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hội đồng).
Thủ tướng: Đại dương đang đứng trước nhiều thách thức chưa từng có

Thủ tướng: Đại dương đang đứng trước nhiều thách thức chưa từng có

Phát biểu tại cầu truyền hình trực tiếp "Khát vọng Đại dương xanh", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống chưa từng có, cần khẩn trương thiết lập và triển khai cơ chế hợp tác khu vực, toàn cầu để bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên biển bền vững một cách thực chất, hiệu quả. Thủ tướng khẳng định cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong vấn đề này.
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 773/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giải quyết dứt điểm tình trạng “xôi đỗ” trong giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành

Giải quyết dứt điểm tình trạng “xôi đỗ” trong giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành

Ngày 27/6/2022, Văn phòng Chính phủ có văn bản 188/TB-VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Thủ tướng khẳng định cam kết mạnh mẽ về cải thiện môi trường đầu tư, mong các nhà đầu tư “đã nói là làm” khi lựa chọn Việt Nam

Thủ tướng khẳng định cam kết mạnh mẽ về cải thiện môi trường đầu tư, mong các nhà đầu tư “đã nói là làm” khi lựa chọn Việt Nam

Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cam kết mạnh mẽ về xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, bình đẳng và minh bạch, công khai, đề nghị các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam và Đà Nẵng trên tinh thần “chân thành, tin cậy và trách nhiệm”, “đã nói là làm, đã làm là hiệu quả”, luôn “tự hào và vinh dự” khi lựa chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư, cùng nhau chiến thắng, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
Hoa Kỳ gia hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ gia hạn cung cấp thông tin điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) gia hạn thời gian nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Thủ tướng: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân với trách nhiệm cao nhất

Thủ tướng: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân với trách nhiệm cao nhất

Chiều ngày 23/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế và bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế.
Hàn Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá ống đồng đúc từ Việt Nam

Hàn Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá ống đồng đúc từ Việt Nam

Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) tiếp tục gia hạn điều tra thêm 2 tháng đối với vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống đồng đúc có mã HS 7411.10.0000 có xuất xứ từ Việt Nam.
Gỡ vướng trong thực hiện giảm thuế GTGT xuống 8%

Gỡ vướng trong thực hiện giảm thuế GTGT xuống 8%

Nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT xuống 8% Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP.
Cội nguồn báo chí cách mạng Việt Nam

Cội nguồn báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí cách mạng Việt Nam luôn được soi đường bởi lý luận cách mạng là chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh1 là một trong những cội nguồn của báo chí cách mạng Việt Nam.
Bổ sung quy định cho vay qua các phương tiện điện tử

Bổ sung quy định cho vay qua các phương tiện điện tử

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 18/6/2022 về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất từ 10-11%/năm

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất từ 10-11%/năm

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 với quan điểm phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp hóa chất, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn…
Thay đổi kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu văn học nghệ thuật

Thay đổi kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu văn học nghệ thuật

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 739/QĐ-TTg ngày 17/6/2022 sửa đổi, bổ sung nội dung điểm b khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 24/8/2020 về việc phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố tác phẩm văn học nghệ thuật Việt Nam trên nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Trung Quốc thu hoạch hàng nghìn tấn sầu riêng, Việt Nam và Thái Lan sẽ chịu tác động nhiều nhất

Người đưa cây mắc ca bám rễ trên đất thị xã Nghi Sơn

Hà Tĩnh: “Nữ hoàng của các loài linh trưởng” lạc vào nhà dân được bàn giao cho ngành chức năng để thả về môi trường tự nhiên

Giá heo hơi hôm nay (23/3) tăng cao nhất 3.000 đồng sau khi đề xuất nhà nước trữ heo hơi

9 món ăn vừa lạ vừa ngon không thể bỏ qua khi đến Điện Biên

Ồ ạt chặt cà phê trồng chanh dây theo kiểu 'liều ăn nhiều' nguy cơ nhận về trái đắng

Giá nông sản hôm nay (23/3) sắc đỏ bao trùm sàn cà phê, hồ tiêu giảm đồng loạt chạm đáy 63.500 đồng/kg

Giá nông sản hôm nay (22/3) cà phê tăng tiếp 600 đồng/kg, hồ tiêu chờ thời bung trần cũ

Những loại rau trồng trong nhà cũng sống, trồng 1 lần ăn quanh năm

Tát ao nhà, một nông dân miền Tây bắt được cặp cá lóc nặng tới 14kg cực hiếm

Bỏ công sưu tầm khế rồi kỳ công tạo dáng bonsai thỏa mãn thú chơi lại kiếm thêm tiền triệu

Giá heo hơi hôm nay (22/3) loay hoay ở mức thấp kỷ lục nguy cơ đổ vỡ ngành chăn nuôi

Củ trồng bạt ngàn trên rừng được đào lên khi cây héo rũ, là thần dược cho người bị tim mạch

Loài hải sản xấu xí như "ngón tay quỷ" đặc biệt cỡ nào mà nhiều người điên đảo mua bằng mọi giá

Loại lá bị chê vị đắng hoá ra lại nhiều công dụng hay, đặt một nắm trong phòng, cả đêm muỗi không dám vo ve

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động