Phó giám đốc đi nuôi ốc bí quyết nào để thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm?

Phó giám đốc đi nuôi ốc bí quyết nào để thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm?

Nghề nuôi ốc nhồi (ốc bươu đen) khá phổ biến trên cả nước. Có nhiều mô hình, cách làm hay được giới thiệu, tuy nhiên nói về hiệu quả kinh tế thì phải kể tới trại nuôi ốc của anh Bùi Văn Hải (SN 1981, tại Thanh Hóa). Người ta gọi vui anh là phó giám đốc đi nuôi ốc, nhưng giờ anh có tên mới: chủ tịch tập đoàn nuôi ốc với bí quyết thu lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.
Bắt vài con ốc về nuôi tìm ra bí quyết cho ốc đẻ liên tục bán trên 1 triệu đồng/kg Những bí quyết nuôi ốc độc lạ, mùa đông giá rét vẫn sinh sôi thu nửa tỷ mỗi năm Triệu phú ốc nhồi ở Thanh Hóa lộ bí quyết thả đâu trúng đó
Anh Bùi Văn Hải từng bỏ nghề báo, bỏ chức phó giám đốc để về quê nuôi ốc nhồi.
Anh Bùi Văn Hải từng bỏ nghề báo, bỏ chức phó giám đốc để về quê nuôi ốc nhồi.

Phó giám đốc nuôi ốc và những ngã rẽ bất ngờ

Anh Bùi Văn Hải (SN 1981, tại phố Phong Lượng, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) hiện đang sở hữu mô hình nuôi ốc nhồi không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho bản thân mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và giúp hàng trăm hộ dân địa phương cùng phát triển mô hình kinh tế.

Năm 2003, sau khi tốt nghiệp Khoa báo chí, Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa, anh xin vào công tác tại Đài Phát thanh huyện Thường Xuân (Thanh Hóa).

"Tôi rất yêu nghề báo nhưng ngày ấy đồng lương ít ỏi, gánh nặng kinh tế gia đình nên không thể theo đuổi được đam mê. Khi quyết định bỏ nghề báo, tôi đã trăn trở rất nhiều", anh Hải chia sẻ.

Hành trình đến với nghề nuôi ốc nhồi của anh Bùi Văn Hải có những ngã rẽ bất ngờ.
Hành trình đến với nghề nuôi ốc nhồi của anh Bùi Văn Hải có những ngã rẽ bất ngờ.

Đến năm 2006, mặc dù đam mê làm báo nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập không đủ chi tiêu trong cuộc sống nên anh Hải đã đi đến quyết định bỏ nghề để vào miền Nam lập nghiệp. Tại đây, anh Hải và một người em cùng quê làm vệ sĩ. Không lâu sau, hai người ra Hà Nội thành lập công ty vệ sĩ, anh Hải đảm nhiệm chức Phó giám đốc công ty. Lúc bấy giờ, ai cũng nghĩ tương lai của anh sẽ gắn bó với nghề này.

Tình cờ trong một lần đi ăn cùng bạn bè ở một nhà hàng chuyên các món ăn đặc sản đồng quê, anh Hải phát hiện các món ốc nhồi ở đây bán rất chạy. Thấy thú vị, anh tìm hiểu thì thấy nguồn cung con ốc đang rất thiếu. Với bản năng nhạy bén của mình, anh quyết định đầu tư nuôi ốc…

Đặc biệt, sau những lần về quê, thấy đồng ruộng trù phú nhưng bà con canh tác không đạt hiệu quả, nhiều diện tích bị bỏ hoang, anh Hải thấy xót xa. Anh nung nấu ý định sẽ "hồi sinh" những vùng đất hoang để mang lại giá trị kinh tế.

Năm 2014, anh Hải bỏ ngang chức Phó giám đốc công ty vệ sĩ về quê, bỏ vốn thầu lại hơn 2 ha đồng chiêm trũng đào ao rồi thử nghiệm trồng mướp hữu cơ, kết hợp ao nuôi cá đào ao rồi thu mua ốc nhồi của bà con bắt tự nhiên đem về thả nuôi ở ao của mình.

Anh Hải chia sẻ: "Hồi đó, thị trường ốc nhồi không phát triển như bây giờ. Dù tôi có ý tưởng nuôi nhưng chẳng có chỗ cung cấp con giống với số lượng lớn nên tôi phải nhờ bà con ở quê đi bắt về, rồi mình thu mua, có bao nhiêu lại đổ vào ao nuôi, rồi nhân giống dần dần".

Theo anh Hải, những ngày đầu khi bắt tay vào trồng mướp, dù năng suất cây trồng tốt nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cho đến khi tình cờ biết và chuyển sang nuôi ốc nhồi, hướng đi mới này thực sự mang lại thành công cho anh.

Khu nuôi ốc nhồi được đầu tư rất bài bản.
Khu nuôi ốc nhồi được đầu tư rất bài bản.

Bén duyên với con ốc lập nên cơ nghiệp tiền tỷ

Lần đầu thử nghiệm, anh bỏ ra hơn 3 triệu đồng mua ốc nhồi của bà con bắt tự nhiên thả xuống ao nuôi cá của mình. Thế nhưng, ốc chuẩn bị thu hoạch thì bị chết. Suốt thời gian sau đó, anh liên tiếp thất bại, thậm chí là thua lỗ nặng. Không nản lòng, anh đi khắp các trang trại nuôi ốc trong tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm...

Đến năm 2015, khi cảm thấy vốn kiến thức đã kha khá, anh "dốc túi" cải tạo lại ao, đầu tư nuôi ốc. Đồng thời, anh Hải cùng người em từng làm công ty vệ sĩ liên kết mở công ty chuyên cung cấp ốc thịt và giống. Doanh thu từ con ốc nhồi bước đầu đạt hơn 100 triệu đồng.

"Cho đến tận bây giờ tôi không nghĩ mình có thể vượt qua được thời gian vất vả đó. Có thời điểm thất bại và gần như trắng tay, gia đình bạn bè có can ngăn nhưng vì đã chọn rồi thì tôi quyết tâm làm đến cùng", anh Hải nói.

Theo anh Hải, ốc nhồi sau khi nuôi khoảng 3 tháng có thể thu hoạch. Mùa thu hoạch ốc nhồi bắt đầu từ tháng 6-12 âm lịch, mùa thu hoạch ốc giống bắt đầu từ tháng 4-10 âm lịch. Hiện, anh đang liên kết với nhiều người dân theo hướng cung cấp con giống và thu mua ốc thịt với số lượng lớn. Ốc sau khi thu mua về sẽ được cung cấp cho thị trường phía Bắc và miền Trung.

Để theo dõi quá trình sinh trưởng của ốc, anh Hải phân từng khu riêng cho ốc sinh sản, ốc giống, ốc thương phẩm.
Để theo dõi quá trình sinh trưởng của ốc, anh Hải phân từng khu riêng cho ốc sinh sản, ốc giống, ốc thương phẩm.

Anh Hải cho biết, mô hình ốc nhồi của anh đạt đỉnh từ năm 2017. Đến nay, anh đang sở hữu trại ốc rộng hơn 2,4 ha. Hiện, trung bình mỗi năm, anh Hải bán ra thị trường hơn 10 tấn ốc thịt, giá 70.000-100.000 đồng/kg và 1 triệu con ốc giống, giá bán từ 300-500 đồng/con, trừ chi phí anh thu về hơn 1 tỷ đồng/năm.

Năm 2018, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, anh Hải đứng ra thành lập Công ty TNHH Thiên Bảo. Mỗi năm, công ty của anh thu về trên 6 tỷ đồng, trong khi chi phí đầu tư chỉ khoảng gần 1 tỷ đồng. Nhìn thấy hiệu quả kinh tế từ con ốc nhồi, lại có anh Hải và Công ty TNHH Thiên Bảo là điểm tựa vững chắc, nhiều người dân trong và ngoài huyện đã đến học hỏi, phát triển mô hình nuôi ốc nhồi. Có hộ đang thử nghiệm với diện tích nhỏ nhưng có những hộ mạnh dạn đầu tư, phát triển với quy mô lớn.

Liên kết hình thành “tập đoàn nuôi ốc nhồi” điểm tựa cho nông dân

Sau nhiều năm nuôi và tích luỹ kinh nghiệm, anh Hải đã thực hiện được nhân nuôi ốc nhồi giống, vừa để có nguồn giống bảo đảm chất lượng phục vụ nuôi ốc nhồi thương phẩm của gia đình, vừa xuất bán ra thị trường. Anh dốc vốn cải tạo các ao thành các bể nuôi chuyên dụng, xây khu nhà màng cho ốc trú ngụ vào mùa đông.

Điểm ưu việt của nhà màng này là ổn định nhiệt độ cho ốc phát triển, khi thời tiết quá lạnh, nhiệt độ xuống thấp cũng không ảnh hưởng tới ốc. Nếu thời tiết rét đậm rét hại, có thể thắp thêm điện sưởi ấm. Vào mùa mưa, nhờ có hệ thống mái che nhà màng, nước mưa cũng không xối thẳng trực tiếp xuống ao nuôi làm thay đổi độ pH của nước. Anh Bùi Văn Hải cho biết, môi trường sống và thức ăn của giống ốc nhồi này phải sạch. Do đó, cần phải thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh.

Một điều đáng lưu ý là ốc nhồi ăn rất ít, nguồn thức ăn lại có sẵn trong tự nhiên như: Rêu, bèo tấm, các loại rau, cỏ... nên chỉ cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa, dẫn đến ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Một điều đáng lưu ý là ốc nhồi ăn rất ít, nguồn thức ăn lại có sẵn trong tự nhiên như: Rêu, bèo tấm, các loại rau, cỏ... nên chỉ cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa, dẫn đến ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Trung bình mỗi năm, anh Hải bán ra thị trường hơn 10 tấn ốc thịt và 200 vạn ốc giống. Giá bán khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg ốc thịt, 500 đồng/con ốc giống, tùy thời điểm. Đa phần ốc thương phẩm sẽ được anh cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An... Ngoài sử dụng nguồn ốc tự nuôi, anh Hải còn liên kết, hướng dẫn nông dân địa phương cùng nuôi và bao tiêu đầu ra. Hiện có khoảng 30 hộ dân tham gia mô hình này.

Sau một thời gian kinh doanh, anh Hải nhận ra, nếu chỉ bán ốc còn sống thì trang trại khó mở rộng được thị trường, nhất là không thể đưa vào các siêu thị. Do đó, anh Hải đã nhập thêm máy móc, thiết bị để về chế biến ốc. Theo quy trình, ốc sẽ được tách vỏ, làm sạch, hút chân không, xử lý đông lạnh rồi đóng gói. Theo anh Hải, việc chuyển đổi mô hình này sẽ là bước tiến dài trong tương lai khi ốc nhồi của anh sẽ vào được các siêu thị.

Cũng theo anh Hải, ốc nhồi tuy không tốn nhiều công chăm sóc và thức ăn, nhưng có đặc tính ưa môi trường nước sạch. Người nuôi phải nắm được thuộc tính này, thường xuyên tạo môi trường sạch để con ốc sinh trưởng.

Ốc nhồi chịu nóng, lạnh kém, chỉ phù hợp phát triển và sinh sản trong điều kiện nhiệt độ từ 22-32 độ C nên anh Hải đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng nhằm hạn chế sự xâm nhập của dịch bệnh mà còn góp phần ổn định nhiệt độ, kiểm soát môi trường nước, giúp tăng khả năng sinh trưởng so với điều kiện ngoài tự nhiên.
Ốc nhồi chịu nóng, lạnh kém, chỉ phù hợp phát triển và sinh sản trong điều kiện nhiệt độ từ 22-32 độ C nên anh Hải đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng nhằm hạn chế sự xâm nhập của dịch bệnh mà còn góp phần ổn định nhiệt độ, kiểm soát môi trường nước, giúp tăng khả năng sinh trưởng so với điều kiện ngoài tự nhiên.

Không chỉ thành công với mô hình nuôi ốc nhồi, anh Hải còn giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 6 lao động tại địa phương với mức lương từ 6-9 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhờ việc liên kết nuôi ốc nhồi với anh Hải, hơn 300 hộ dân ở huyện Quảng Xương đã có nguồn thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm.

"Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi lợn, sau khi liên kết nuôi ốc nhồi với chú Hải thì kinh tế ổn định hơn. Tôi đã có 5 năm liên kết. Việc nuôi ốc có nhiều lợi thế vì nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, không tốn kém chi phí, cũng không lo đầu ra cho sản phẩm nên chúng tôi rất yên tâm", ông Hoàng Văn Hưng (SN 1969, trú thị trấn Tân Phong) chia sẻ.

Để sản phẩm ốc nhồi được đảm bảo chất lượng, anh Hải và các thành viên trong Công ty TNHH Thiên Bảo đã đầu tư đưa máy làm sạch, hút chân không, xử lý đông lạnh rồi đóng gói để đưa vào các cửa hàng, siêu thị.
Để sản phẩm ốc nhồi được đảm bảo chất lượng, anh Hải và các thành viên trong Công ty TNHH Thiên Bảo đã đầu tư đưa máy làm sạch, hút chân không, xử lý đông lạnh rồi đóng gói để đưa vào các cửa hàng, siêu thị.

Ông Bùi Văn Giáp - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Phong đánh giá mô hình nuôi ốc nhồi của gia đình anh Bùi Văn Hải là một trong những mô hình điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương. Anh Hải đang tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn nhờ nuôi ốc nhồi. Nhờ chuỗi liên kết cung cấp con giống và bao tiêu đầu ra, nhiều bà con địa phương có nguồn thu nhập ổn định khi liên kết, hợp tác.

Nói về hướng phát triển mô hình nuôi ốc nhồi trong tương lai, anh Hải cho biết sẽ xây dựng một quy trình khép kín từ nuôi trồng đến chế biến các chế phẩm từ ốc nhồi đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Bởi, người tiêu dùng, nhất là ở thành phố đang hướng tới nông sản sạch, chỉ cần sản phẩm bảo đảm chất lượng thì giá cao hơn họ vẫn sẵn sàng chi. Quan điểm của anh là đầu tư vững chắc từng bước đảm bảo nghề nuôi ốc nhồi phát triển bền vững./.

Khánh Ngân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kinh ngạc khi loài hoa báo đông xứ Bắc nở lộng lẫy trong sắc nắng Đà Thành

Kinh ngạc khi loài hoa báo đông xứ Bắc nở lộng lẫy trong sắc nắng Đà Thành

Cúc họa mi loài hoa đặc trưng của mùa đông miền Bắc, được ví như loài hoa báo Đông. Vậy nhưng, thời gian gần đây nhiều du khách ngỡ ngàng khi được thưởng lãm những bông hoa trắng tinh khôi này trong sắc nắng của thành phố biển Đà Nẵng.
Vì sao ba năm liền Lý Sơn mất mùa "vàng trắng", đầu tư tiền triệu thu về tiền trăm?

Vì sao ba năm liền Lý Sơn mất mùa "vàng trắng", đầu tư tiền triệu thu về tiền trăm?

Tỏi là cây trồng chủ lực, được ví như "vàng trắng" của nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Nhưng vụ tỏi năm 2023 này là năm thứ 3 liên tiếp người trồng tỏi Lý Sơn trắng tay vì mất mùa. Mỗi sào tỏi đầu tư khoảng 30 triệu đồng nhưng có nhà mất trắng, có hộ chỉ nhặt nhạnh vài chục kg làm giống.
Cam tiến vua từ thời Trần vừa được khôi phục giá cực sốt 100 nghìn đồng/kg

Cam tiến vua từ thời Trần vừa được khôi phục giá cực sốt 100 nghìn đồng/kg

Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng) có một loại cam lừng danh có từ thời nhà Trần (cách đây 800 năm). Vì nhiều lý do khác nhau, giống cam tiến vua này dần mai một trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, một điều bất ngờ là gần đây, giống cam trứ danh này đã được khôi phục thành công, kỳ vọng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Sầu riêng Việt chưa tới 200 nghìn/kg đã lập đỉnh, sầu riêng Malaysia 23 triệu đồng/trái khủng cỡ nào?

Sầu riêng Việt chưa tới 200 nghìn/kg đã lập đỉnh, sầu riêng Malaysia 23 triệu đồng/trái khủng cỡ nào?

Từ khi sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc giá đã tăng vọt và lập đỉnh ở mức 200 nghìn đồng/kg đã tạo cơn sốt trồng sầu riêng trên cả nước. Tuy nhiên ở Malaysia có loại sầu riêng đã có giá bán tới 1.000 USD/quả (tương đương 23 triệu đồng). Thành công của trái sầu riêng không chỉ là năng suất, chất lượng mà thương hiệu mới làm nên đẳng cấp.
Nông dân thủ đô thuê đất bãi trồng chuối lãi 1,5 tỷ đồng mỗi năm

Nông dân thủ đô thuê đất bãi trồng chuối lãi 1,5 tỷ đồng mỗi năm

Những vùng đất bãi ven sông Hồng được anh Sài Văn Triệu (thôn Hoàng Xá, xã Hoàng Kim, Mê Linh, Hà Nội) thuê gom lại để trồng chuối. Gia đình anh có cả thảy 70ha. Do đất đai màu mỡ chuối cho thu hoạch từ 25 đến 30kg. Trung bình mỗi năm, gia đình anh Triệu thu hoạch và xuất bán 280 tấn chuối, trừ các khoản chi phí, cho thu lãi 1,5 tỷ đồng.
Giống mít ngoại đang gây sốt ở Tiền Giang, đắt ngang sầu riêng lợi nhuận 1 tỷ đồng/ha

Giống mít ngoại đang gây sốt ở Tiền Giang, đắt ngang sầu riêng lợi nhuận 1 tỷ đồng/ha

Một giống mít mới được trồng ở Tiền Giang hiện đang sốt giá tới 100 nghìn đồng/kg, đắt ngang với sầu riêng. Giống mít Indo ruột đỏ có chất lượng thơm, ngọt và cho năng suất cao đang giúp nhà vườn thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/ha.
Bỏ túi gần 1 tỷ đồng mỗi năm, anh nông dân "làng Quan Họ" lộ tuyệt chiêu nuôi thỏ

Bỏ túi gần 1 tỷ đồng mỗi năm, anh nông dân "làng Quan Họ" lộ tuyệt chiêu nuôi thỏ

Từng đi lao động Hàn Quốc tìm cơ hội làm giàu nhưng rồi chính nghề nông mới tạo nên sự nghiệp cho anh Nguyễn Mạnh Đạt (SN 1985, ở thôn Văn Trung, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Hiện anh nông dân quê hương Quan Họ sở hữu trại thỏ 5.000 con, thu nhập 700 triệu đồng/năm.
Thanh long siêu lạ, quả vàng ươm chỉ bằng nắm nay mà giá bán gần nửa triệu đồng/kg

Thanh long siêu lạ, quả vàng ươm chỉ bằng nắm nay mà giá bán gần nửa triệu đồng/kg

Một loại thanh long rất độc đáo, loại quả này chỉ bằng nằm tay màu vàng ươm bên trong hạt to gần bằng hạt chanh dây. Với tên gọi thanh long tổ yến có giá cao gấp 15 lần giá thanh long thường và không đủ hàng để bán.
Vướng những lỗi rất "trời ơi" nhiều vùng sầu riêng ở Việt Nam không được cấp mã số

Vướng những lỗi rất "trời ơi" nhiều vùng sầu riêng ở Việt Nam không được cấp mã số

Từ đầu tháng 3/2023, Việt Nam có thêm 163 vườn trồng và 67 cơ sở đóng gói sầu riêng tươi được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) cấp mã số, nâng tổng số 246 vùng trồng và 97 cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, có rất nhiều vườn trồng và cơ sở đóng gói bị từ chối cấp mã số vì những lý do rất "trời ơi", cần nhanh chóng khắc phục để được xem xét phê duyệt trong thời gian tới.
Sầu riêng Việt Nam ít mã số, lo thiếu sản lượng thương lái “quay xe” chọn Thái Lan

Sầu riêng Việt Nam ít mã số, lo thiếu sản lượng thương lái “quay xe” chọn Thái Lan

"Cuộc chiến" xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đang ngày càng gay gắt khi Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Myanmar cùng cạnh tranh. Đặc biệt với lợi thế về diện tích sầu riêng được cấp mã số, Thái Lan đang rộng đường xuất khẩu cả sầu riêng tươi và đông lạnh. Trong khi, diện tích sầu riêng được cấp mã số của Việt Nam còn thấp, thương nhân lo không đủ đơn hàng nên "quay xe" lựa chọn sầu riêng Thái Lan.
Nghìn héc ta tới ngày thu hoạch, giá tăng cao sao "thủ phủ" khoai lang vẫn kém vui?

Nghìn héc ta tới ngày thu hoạch, giá tăng cao sao "thủ phủ" khoai lang vẫn kém vui?

Những ngày này "thủ phủ" khoai lang Phú Thiện (Gia Lai) nơi có 1.200ha khoai lang bước vào thời kỳ thu hoạch. Đầu vụ, giá khoai tăng cao ngất ngưởng, tuy nhiên người trồng khoai vẫn kém vui, lo năng suất giảm và chặng đường xuất khẩu khoai lang có được "thuận buồm xuôi gió".
Khi y tế tư nhân không xa rời trách nhiệm xã hội

Khi y tế tư nhân không xa rời trách nhiệm xã hội

Hơn 1 năm qua, Hệ thống Y tế Vinmec đã liên tục triển khai các hoạt động giáo dục sức khỏe, sàng lọc bệnh lý phổ biến trong cộng đồng cũng như hỗ trợ chuyên môn với các bệnh viện tuyến tỉnh. Không chỉ đề cao trách nhiệm xã hội, điều Vinmec hướng tới là tạo dựng một cộng đồng người Việt “lão hóa khỏe mạnh” trong tương lai.
Yêu loài cây không cành lá tưởng cho vui, 9X Cà Mau thu nhập 70 triệu đồng/tháng

Yêu loài cây không cành lá tưởng cho vui, 9X Cà Mau thu nhập 70 triệu đồng/tháng

Trẻ trung, xinh đẹp và năng động, sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Mai Ril (SN 1995 tại ấp Vịnh Gốc, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) làm trong ngành du lịch. Nhưng rồi đại dịch Covid-19 sảy ra, ngồi cách ly trong nhà trọ, 9X Cà Mau đã nảy sinh ý định trồng nấm. Từ trồng thử rồi về quê lập 6 trại nấm quy mô lớn tạo việc làm cho cả gia đình. Hiện nay "Cô Nấm" có thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/tháng.
Ồ ạt trồng sầu riêng trong khi việc cấp mã số vùng trồng nhỏ giọt, Bộ cảnh báo khẩn

Ồ ạt trồng sầu riêng trong khi việc cấp mã số vùng trồng nhỏ giọt, Bộ cảnh báo khẩn

Giá sầu riêng liên tiếp tăng cao kỷ lục từ khi chính thức xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc dẫn tới người dân ồ ạt chặt bỏ hồ tiêu và các loại cây ăn quả khác để trồng sầu riêng. Trong khi, diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng chỉ chiếm 5% và tiến độ rất nhỏ giọt. Trước nguy cơ mở rộng diện tích sầu riêng thiếu kiểm soát, Bộ NN&PTNT đã có cảnh báo khẩn.
Nóng "cuộc chiến" xuất khẩu sầu riêng, Thái Lan "tung chiêu" quyết cạnh tranh sát ván

Nóng "cuộc chiến" xuất khẩu sầu riêng, Thái Lan "tung chiêu" quyết cạnh tranh sát ván

Cơn sốt sầu riêng tại Trung Quốc tiếp tục tăng nhiệt trong những ngày đầu năm 2023. Các quốc gia xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân này cũng chủ động các giải pháp để chiếm lĩnh thị phần. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sầu riêng là Thái Lan với giá trị vài tỷ USD mỗi năm bởi vậy người Thái đang nỗ lực nâng chuẩn xuất khẩu để tạo ưu thế vượt trội.
Trồng thành công sầu riêng siêu đắt của Malaysia, nhà vườn miền Tây bán nửa triệu/kg

Trồng thành công sầu riêng siêu đắt của Malaysia, nhà vườn miền Tây bán nửa triệu/kg

Sầu riêng "Black Thorn" vốn là trái cây đặc sản của Malaysia thường gây sốt khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá vô cùng đắt đỏ. Gần đây, một nhà vườn ở miền Tây Nam Bộ đã trồng thành công giống sầu riêng này. Những trái sầu riêng "Black Thorn" trên đất Việt đã xuất hiện trên thị trường với giá nửa triệu đồng/kg.
Hàng nghìn héc ta sầu riêng trên đất lúa, khắp nơi ồ ạt trồng tới khi nào lại giải cứu sầu riêng?

Hàng nghìn héc ta sầu riêng trên đất lúa, khắp nơi ồ ạt trồng tới khi nào lại giải cứu sầu riêng?

Diện tích lúa đảm bảo an ninh lương thực, những vườn mít vẫn cho hiệu quả kinh tế ở miền Tây đều bị chặt hạ chuyển đổi sang trồng sầu riêng. Cơn sốt sầu riêng đã khiến mọi cảnh báo của ban ngành và địa phương bị xem nhẹ khi nhiều nơi vẫn đang ồ ạt trồng sầu riêng. Viễn cảnh tăng cung ồ ạt và đến khi nào lại giải cứu sầu riêng?
Vì sao "thủ phủ" điều tỉnh Gia Lai kém vui trong mùa thu trái ngọt?

Vì sao "thủ phủ" điều tỉnh Gia Lai kém vui trong mùa thu trái ngọt?

Từ giữa tháng 2 vùng trồng điều huyện Ia Grai nơi được ví như "thủ phủ" điều của tỉnh Gia Lai bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Toàn huyện có khoảng 6.000ha điều, từ nhiều năm qua cây trồng chủ lực này đã tạo sinh kế cho người dân. Tuy nhiên năm nay bước vào vụ thu hoạch, người trồng điều lại kém vui.
Hàng nghìn héc ta hồ tiêu ở Đồng Nai bị chặt hạ để trồng sầu riêng, bất chấp cảnh báo

Hàng nghìn héc ta hồ tiêu ở Đồng Nai bị chặt hạ để trồng sầu riêng, bất chấp cảnh báo

Do sầu riêng tăng giá từ khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên tại Đồng Nai người dân đã ồ ạt chặt bỏ hồ hiêu để trồng sầu riêng. Trước đó, hồ tiêu có giá cao người dân cũng chặt bỏ cây trồng khác, tới nay thì bỏ không chăm sóc do giá tiêu giảm sâu. Những hệ lụy từ việc ồ ạt trồng sầu riêng đã được cảnh báo nhưng tình trạng này vẫn diễn ra rất phổ biến.
Cơn sốt cá kèo tăng kỷ lục, sự nuối tiếc của người dân và hệ lụy làm nông theo phong trào

Cơn sốt cá kèo tăng kỷ lục, sự nuối tiếc của người dân và hệ lụy làm nông theo phong trào

Sau tết, giá cá kèo tăng kỷ lục từ 140.000 - 180.000 đồng/ký. Với giá này, người nuôi sẽ thu lợi nhuận rất lớn. Thế nhưng đa phần ở những trại nuôi cá đã không còn cá kèo, một phần do đã bán hết từ trước Tết, phần vì trước đó giá thấp người dân đã bỏ cá kèo. Giờ cá kèo tăng, lại đổ xô nuôi, con giống cũng tăng vọt và cực khan hiếm.
Siết quy hoạch để tránh việc trồng sầu riêng ồ ạt trên đất lúa và trong vùng lũ

Siết quy hoạch để tránh việc trồng sầu riêng ồ ạt trên đất lúa và trong vùng lũ

Giá sầu riêng liên tục lập đỉnh đã khiến tình trạng ồ ạt trồng cây sầu riêng diễn ra tại nhiều địa phương. Tại tỉnh Tiền Giang, cây sầu riêng được trồng tràn sang cả vùng đất lúa, vùng chưa an toàn khi nước lũ dâng cao. Điều này khiến các ngành chức năng vào cuộc nhằm siết chặt quy hoạch vùng trồng để trành những hệ lụy do việc trồng sầu riêng thiếu kiểm soát.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử

Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là nơi tham quan, hành hương lý tưởng mỗi dịp tết đến – xuân về.
Vĩnh Phúc: Tăng cường quảng bá các sản phẩm OCOP trên sàn Postmart

Vĩnh Phúc: Tăng cường quảng bá các sản phẩm OCOP trên sàn Postmart

Trong năm qua, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Phúc đã được đưa lên sàn TMĐT Postmart. Để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tăng cường quảng bá các sản phẩm OCOP lên sàn Postmart.
Sầu riêng xuất khẩu giá cao kỷ lục, chuyên gia chỉ cách vượt sầu riêng Thái Lan để cán đích tỷ đô

Sầu riêng xuất khẩu giá cao kỷ lục, chuyên gia chỉ cách vượt sầu riêng Thái Lan để cán đích tỷ đô

Hiện tượng sầu riêng xuất khẩu vẫn tiếp tục gây địa chấn trong những ngày sau Tết Nguyên đán. Giá sầu riêng nghịch vụ tại các nhà vườn ở miền Tây tăng vọt, thương lái thì than khổ vì thiếu hàng. Tuy nhiên, bắt đầu xuất hiện tình trạng trà trộn sầu riêng kém chất lượng trong các chuyến hàng xuất khẩu. Từ những cảnh báo trên, sầu riêng Việt Nam cần làm gì để khẳng định vị thế tại thị trường Trung Quốc?
Hòa Bình: Xây dựng thương hiệu nông sản măng Kim Bôi

Hòa Bình: Xây dựng thương hiệu nông sản măng Kim Bôi

Công ty Cổ phần Kim Bôi (thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản, đặc biệt là nông sản măng mang thương hiệu Kim Bôi. Hiện nay, doanh nghiệp này đang phấn đấu đưa thương hiệu măng tươi Việt Nam vươn xa, chinh phục các thị trường quốc tế.
Thanh Hóa: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Thanh Hóa: Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng với nghề đúc đồng của làng Chè hay còn gọi là Trà Đông. Những năm gần đây việc phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch được địa phương đặc biệt chú trọng, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Hơn nửa thế kỷ gìn giữ cây sâm tổ núi Dành và hành trình lan tỏa sâm tiến vua

Hơn nửa thế kỷ gìn giữ cây sâm tổ núi Dành và hành trình lan tỏa sâm tiến vua

Sâm Nam núi Dành là sản vật tiến vua vì độ quý hiếm mà bị săn lùng đến cạn kiện rồi có một thời gian dài tên của loài sâm quý hiếm này trôi vào quên lãng. Nhưng trong vườn của một hộ dân suốt hơn nửa thế kỷ vẫn bảo tồn cây sâm tổ, cùng với nỗ lực lan tỏa giá trị của giống sâm quý hiếm của quê hương.
Cô giáo với biệt tài thuần hóa sâm quý, chỉ nhổ cây bán rễ lãi trăm triệu mỗi năm

Cô giáo với biệt tài thuần hóa sâm quý, chỉ nhổ cây bán rễ lãi trăm triệu mỗi năm

Có một cô giáo ở Gia Lai yêu cây cỏ và nhất là cây thảo dược nên quyết định rẽ ngang để thực hiện ước mơ. Tìm tòi, nghiên cứu chị nhận thấy cây đan sâm là dược liệu quý có thể đưa về trồng trên đất bazan mở hướng làm giàu cho bà con nơi đây. Thuần hóa cây đan sâm, chị còn lập ra hợp tác xã để liên kết, hỗ trợ người trồng dược liệu, tới nay cây đan sâm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Thanh Hóa: Cây thị hơn 300 năm tuổi được công nhận là cây di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây thị hơn 300 năm tuổi được công nhận là cây di sản Việt Nam

Cây thị hơn 300 năm tuổi ở thôn Yên Vinh, xã Xuân Thái (Như Thanh, Thanh Hóa) vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Sự thật đằng sau loại rau khô như rơm, đắt hơn thịt vẫn được săn lùng

Thứ cỏ dại xưa ít người ăn nay vừa làm rau ngon vừa làm thuốc quý

Siêu phẩm sanh bonsai cổ thụ lập kỷ lục, khủng cỡ nào mà có giá 5 tỷ đồng?

Ồ ạt trồng sầu riêng cả trên đất phèn, vì sao chuyên gia cảnh báo 'chỉ đi đến con đường phá sản'?

Giá heo hơi hôm nay (20/3) kịch trần 51.000 đồng/kg, giảm thuế có cứu được người chăn nuôi?

Trồng cây xưa lấy bóng mát hương thơm, nay hái hoa bán đắt như tôm tươi, nhà nông thu tiền triệu mỗi ngày

Lạ lùng đem cỏ dại về làm muối chấm cho ra đặc sản kiếm lãi tiền triệu?

Giá nông sản hôm nay (20/3), sắc đỏ bao trùm sàn kỳ hạn khi cà phê lao dốc, giá tiêu đứng vững mốc 66.500 đồng/kg

Bỏ chút tiền mua trúm, nông dân ở Quảng Bình thu tiền triệu mỗi đêm đi bẫy con đặc sản

Cây cảnh lá như đồng tiền tên nhẹ nhàng, nhà giàu trồng để hút tài lộc, văn phòng cũng không thể bỏ qua

Về quê chở hàng tấn đất lên phố làm vườn sân thượng, cô giáo nhận thành quả bất ngờ

Choáng ngợp trước Lão Nho cổ lão phát tinh hoa, dáng trực đầu rồng bằng ngọc nguyên khối

Trồng nấm kim châm từ rễ bỏ đi, sau 2 tuần, cả nhà ăn “đã đời” không hết

Ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua: Botulinum độc cỡ nào, làm gì để tránh độc tố mạnh nhất thế giới?

Bộ phận của gà xưa ít người ăn, nay là "tiên dược" tốt cho cả nam lẫn nữ, giá gần 1 triệu/kg

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động